Mèo bị sỏi bàng quang: nguyên nhân, dấu hiệu

12/27/2023 5:08:00 PM
Mèo bị sỏi bàng quang khiến cho mèo cảm thấy khó chịu, đau đớn mỗi khi đi tiểu, nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo.

 

Mèo bị sỏi bàng quang khiến cho mèo cảm thấy khó chịu, đau đớn mỗi khi đi tiểu, nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo. Nguyên nhân nào gây sỏi bàng quang, dấu hiệu nhận biết mèo bị sỏi bàng quang như thế nào?

Sỏi bàng quang ở mèo hay còn được biết đến với tên gọi khác là sỏi tiết niệu là một trong những bệnh thường gặp ở chó và mèo. Sỏi bàng quang là những tinh thể, khoáng chất, vật chất hữu cơ giống như đá được tìm thấy trong bàng quang của mèo. Những viên sỏi bàng quang có nhiều kích thước, hình dạng khác nhau. Kích thước của sỏi bàng quang có thể nhỏ hoặc phát triển đường kính vài mm, thậm chí lớn hơn. Những viên sỏi này có thể cọ xát vào thành bàng quang gây đau cho mèo và viêm.

Sỏi bàng quang có kích thước lớn cũng có thể chặn niệu đạo và khiến mèo khó đi tiểu, thậm chí không thể đi tiểu, gây đau đớn, tiểu ra máu, nôn mửa, chán ăn,... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong cho mèo nếu không được phát hiện, điều trị sớm, đúng cách.

Sỏi bàng quang ở mèo được chia làm 3 loại phổ biến gồm: struvite, canxi oxalate và sỏi urate

+ Sỏi struvite thường được gây ra gây ra bởi nhiễm trùng. Chúng được cấu tạo từ một khoáng chất có tên gọi struvite, là sự kết hợp của magie, amoni và photphat.

+ Sỏi canxi oxalate và sỏi urate do bất thường chuyển hóa như bệnh gan, canxi máu cao, mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của mèo, di chuyền,…

Khi mèo bị sỏi bàng quang nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến tắc nghẽn niệu đạo và có thể cản trở khả năng đi tiểu mèo.

Quá trình hình thành sỏi trong bàng quang mèo như thế nào?

Theo các chuyên gia thú y cho biết, một số khoáng chất khi được hấp thụ vào cơ thể của mèo không được hệ thống tiết niệu xử lý đúng cách hay lượng khoáng chất ở mức cao hơn bình thường trong nước tiểu theo thời gian chúng có thể kết tinh thể khối.

Các tinh thể sắc nhọn gây kích thích niêm mạc bàng quang, gây ra chất nhầy. Các tinh thể và dịch nhầy kết dính với nhau, tạo thành từng đám to dần và cứng lại thành sỏi bên trong bàng quang của mèo.

Những viên sỏi bàng quang/ sạn bàng quang có thể hình thành, phát triển trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Tốc độ hình thành, kích thước của chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như lượng tinh thể có trong nước tiểu, chế độ ăn uống, độ pH của nước tiểu,…

Nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang mèo

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang ở mèo, một số nguyên nhân chính gây sỏi bàng quang ở mèo bao gồm:

+ Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho mèo không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

+ Thức ăn có chứa nhiều khoáng chất nặng như magiê, amoni và photphat, can xi…

+ Mèo lười uống nước, mèo không uống nước.

+ Mèo bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu

+ Nồng độ pH nước tiểu mất cân bằng tạo điều kiện cho các tinh thể khác nhau hình thành.

+ Một số loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng ảnh hưởng đến nước tiểu của mèo lâu ngày dẫn đến hình thành sỏi.

+ Xơ gan

+ canxi máu cao

+ Di truyền

Dấu hiệu nhận biết mèo bị sạn bàng quang

Mèo bị sạn bàng quang sẽ có những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu như:

+ Trong nước tiểu của mèo có kèm máu (tiểu máu)

+ Mèo cảm thấy đau đớn, căng thẳng, run rẩy mỗi khi đi tiểu

+ Mèo đi tiểu thường xuyên một cách bất thường

+ Mèo đi tiểu mất kiểm soát

+ Mèo thường xuyên liếm bộ phận sinh dục

+ Mèo bị tắc nghẽn đường tiết niệu, đặc biệt là ở mèo đực

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính

+ Phun nước tiểu

+ Mèo đi tiểu ở những nơi khác thường, đi vệ sinh ở những khu vực ngoài chậu cát

Tuy nhiên, một số mèo bị sỏi bàng quang không xuất hiện dấu hiệu lâm sàng nên khiến người nuôi khó nhận biết. Do đó, cần cho mèo đi khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe giúp phát hiện sớm những bất thường từ đó có phương án điều trị phù hợp kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc mèo, tránh để lâu gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mèo bị viêm khớp nhiễm trùng: dấu hiệu, cách chăm sóc chuẩn

Sỏi thận ở chó: dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Các vấn đề về bệnh tiết niệu ở mèo, Hội chứng Pandora

Bệnh thận ở chó nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách xử lý

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác