Bật mí chế độ ăn cho mèo bị sỏi bàng quang cực hay
Bật mí chế độ ăn cho mèo bị sỏi bàng quang cực hay
Khi mèo bị sỏi bàng quang để cải thiện tình trạng này, nên thiết lập chế độ ăn cho mèo như thế nào? giúp hạn chế hình thành sỏi trong bàng quang, làm tan sỏi trước khi phải áp dụng biện pháp phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
Sỏi bàng quang ở mèo hay sỏi tiết niệu là một trong những bệnh thường gặp ở mèo, chó Sỏi bàng quang là những tinh thể, khoáng chất, vật chất hữu cơ giống như đá được tìm thấy trong bàng quang của mèo. Những viên sỏi bàng quang có nhiều kích thước, hình dạng khác nhau. Kích thước của sỏi bàng quang có thể nhỏ hoặc phát triển đường kính vài mm, thậm chí lớn hơn. Những viên sỏi này sau khi được hình thành có thể cọ xát vào thành bàng quang gây đau cho mèo và viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi bàng quang có kích thước lớn cũng có thể chặn niệu đạo của mèo khiến mèo khó đi tiểu, thậm chí không thể đi tiểu, gây đau đớn, tiểu ra máu, nôn mửa, chán ăn,... ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong cho mèo nếu không được phát hiện, điều trị sớm, đúng cách.
Các loại sỏi bàng quang phổ biến ở mèo gồm: sỏi struvite, canxi oxalat và urat. Sỏi canxi oxalat và urat do bất thường chuyển hóa như bệnh gan, canxi máu cao, mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của mèo, các chất bổ sung, di chuyền, khi có tinh thể trong nước tiểu nhưng không có sỏi … Trong khi đó sỏi struvite thường do nhiễm trùng ở mèo.
Để chẩn đoán chính xác mèo đang gặp loại sỏi nào, các bác sĩ thú y sẽ thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang để tìm ra sỏi hoặc tinh thể thuộc loại nào. Bởi việc chẩn đoán chính xác loại sỏi mèo đang gặp phải sẽ giúp điều trị đúng cách, thể giảm nguy cơ tái phát sỏi. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp, sỏi phải được phẫu thuật lấy ra ngoài để điều trị và xác định chính xác loại sỏi mèo đang gặp phải.
Chế độ ăn cho mèo bị sỏi bàng quang
Theo các bác sĩ thú y cho biết thường các loại sỏi struvite và urat có thể làm tiêu tan được bằng cách thay đổi chế độ ăn, uống một số loại thuốc giúp làn tan sỏi, sỏi sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể mèo qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, đối với loại sỏi canxi oxalat không thể làm tiêu tan được thì các bác sĩ thú y sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật để loại bỏ.
Sau khi được thăm khám, điều trị các bác sĩ thú y sẽ thiết lập chế độ ăn uống cho mèo tại nhà để giúp lại bỏ sỏi trong cơ thể mèo, giảm nguy cơ bị sỏi trong tương lai.
Khi mèo bị sỏi struvite, nước tiểu của mèo sẽ đậm đặc, mèo xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu, độ PH kiềm cao trong nước tiểu của mèo. Nếu mèo có số lượng sỏi ở bàng quang ở mức tối thiểu, có kích thước nhỏ bác sĩ thú y có thể sẽ khuyên chủ nuôi thay đổi chế độ ăn uống của mèo thường ngày sang chế độ ăn uống có tính axit hơn giúp làn tan sỏi trước khi phải áp dụng đến phẫu thuật loại bỏ sỏi struvite.
Thiết lập chế độ ăn kiêng có tính axit
Trong chế độ ăn kiêng của mèo bị sỏi bàng quang các bác sĩ sẽ thiết lập chế độ ăn chứa hàm lượng magie, phốt pho thấp hơn so với thức ăn mèo thông thường. Hàm lượng khoáng chất magie, phốt pho thấp hơn giúp làm tăng hàm lượng axit trong nước tiểu của mèo giúp hỗ trợ hòa tan sỏi struvite có trong bàng quang của mèo.
Những loại thức ăn có hàm lượng calo cao cũng được bổ sung trong thực đơn mèo bị sỏi bàng quang. Bởi thức ăn có làm lượng calo cao sẽ giúp mèo bổ sung nhiều năng lượng, ăn ít hơn, giảm khoáng chất bài tiết qua phân.
Nồng độ natri cao hơn sẽ làm tăng lượng nước tiểu của mèo trong nỗ lực loại bỏ các tinh thể và vi khuẩn gây ra nhiễm trùng trong đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, sau vài tuần áp dụng chế độ ăn kiêng chuyên biệt mèo sẽ được thăm khám, kiểm tra, chụp X-quang để kiểm tra xem số lượng sỏi bàng quang có giảm hay không sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng.
Tuy nhiên, do chế độ ăn kiêng này có hàm lượng muối cao nên để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo, các bác sĩ thú y thường sẽ không khuyến nghị người nuôi áp dụng chế độ ăn các loại thực phẩm này lâu hơn 2 tháng. Bởi sự cân bằng axit-bazơ và chức năng thận của mèo có thể bị tổn hại nếu mèo ăn lâu hơn.
Nếu sau khi kiểm tra, đánh giá sỏi bàng quang (sỏi tiết niệu) không còn hiện diện trong nước tiểu của mèo, mèo có thể được chuyển sang loại thức ăn khác để bình thường hóa nước tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi thêm và giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu.
Để giúp có thể mèo nhanh chóng hồi phục, ngăn ngừa tình trạng mất nước và thúc đẩy sản xuất nước tiểu, đặc biệt là ở mèo lớn tuổi người nuôi có thể cho mèo ăn các loại thức ăn đóng hộp, tự làm pate tại nhà cho mèo ăn, bổ sung chất xơ cho mèo, rau xanh thay vì cho mèo ăn thức ăn khô.
Đồng thời, nên chuyển từ thức ăn cũ sang thức ăn mới trong vòng 7-10 ngày để tránh mèo gặp tình trạng đau bụng do chuyển đổi thức ăn đột ngột, khiến hệ tiêu hóa của mèo chưa quen. Lượng thức ăn cho mỗi bữa sẽ tùy thuộc vào cân nặng, tuổi tác, mức độ vận động của mèo.
Tuy nhiên, những chú mèo có bệnh lý nền như mèo bị bệnh thận, cao huyết áp, suy tim sung huyết hay mèo đang mang thai, mèo đang nuôi con không nên ăn theo chế độ ăn kiêng này bởi hàm lượng muối cao.
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa hình thành sỏi bàng quang nên cho mèo uống nhiều nước, cho ăn các đồ ăn chứa nhiều nước, các loại rau xanh giúp pha loãng nước tiểu, dọn dẹp khu vệ sinh của mèo sạch sẽ, thiết lập môi trường sống lành mạnh cho mèo, giảm lượng hợp chất tạo sỏi trong chế độ ăn hàng ngày của mèo, tái khám định kỳ tại các phòng khám thú y, bệnh viện thú y uy tín, các bác sĩ thú y có chuyên môn cao.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.