Kinh hoàng với nọc độc của loài rắn có thể làm tan chảy thịt người

8/27/2016 3:43:43 PM
Không chỉ gây phù nề, suy thận, xuất huyết não…, nọc độc rắn hổ lục đầu giáo vàng có thể làm tan thịt con mồi, thậm chí cả con người.

 

Không chỉ gây phù nề, suy thận, xuất huyết não…, nọc độc rắn hổ lục đầu giáo vàng có thể làm tan thịt con mồi, thậm chí cả con người.

Chỉ sinh sống tại hòn đảo Ilha de Queimada Grande, hay còn gọi là Đảo Rắn ở Brazil, rắn hổ lục đầu giáo vàng là một trong những loài rắn độc nhất thế giới có nọc không chỉ phá hủy cơ thể mà còn làm tan thịt con mồi cũng như con người nếu như bị cắn.

Theo thống kê ở đây, cứ 1m vuông lại có tới 5 con rắn hổ lục đầu giáo. Nhưng dù số lượng rắn có ít hơn thì bạn cũng khó tránh khỏi cái chết khi đi quá 3 bước chân.

Rắn hổ lục đầu giáo vàng có tên khoa học là Bothrops insularis. Sở dĩ loài rắn này có tên gọi như vậy là do màu sắc da bụng vàng óng như màu vàng kim loại và chiếc đầu nhọn như mũi giáo đặc trưng. Chúng có chiều dài trung bình là 70cm nhưng cũng có thể đạt tối đa là khoảng 120cm.

Theo nghiên cứu của nhà sinh vật học Ludwig Trutnau, tỷ lệ tử vong nếu bị rắn hổ lục đầu giáo vàng cắn là 7% nếu không được điều trị và 3% nếu được điều trị kịp thời.

Các triệu chứng nhiễm nọc độc của rắn đầu giáo vàng bao gồm: phù nề, đau cục bộ, buồn nôn, nôn mửa, tụ máu, nôn và tiểu ra máu, chảy máu trong ruột, suy thận, xuất huyết não và hoại tử cơ nặng nề.

Được biết, trong nọc của rắn hổ lục đầu giáo vàng chứa chất độc gây hại máu có thể làm tan mô và thịt của con mồi. Ngoài ra, nọc của chúng cũng không thể thiếu chất gây độc thần kinh có thể giết chết con mồi.

Lý do tại sao loài rắn này trở nên nguy hiểm đến như vậy hiện vẫn còn là một bí ẩn.Một giả thuyết được đông đảo sự đồng tình là cách đây 11.000 năm, mực nước biển đã dâng cao và chia cắt đảo Ilha de Queimada Grande khỏi Brazil khiến những con rắn trên đảo chỉ có nguồn thức ăn hạn chế chỉ là các con chim di cư.

Hầu hết nọc độc của rắn phải mất nhiều thời gian để phát tác, đôi khi tới vài ngày. Điều này đồng nghĩa, vào thời điểm nọc rắn giết chết chim, chúng có thể đã di chuyển tới nơi khác.Qua nhiều năm tiến hóa nọc độc của chúng vô cùng mạnh. Vì vậy, các con rắn đã tiến hóa để có nọc độc vô cùng mạnh có thể giết chết con mồi gần như ngay tức khắc. Loài rắn hổ lục đầu vàng khi trưởng thành có nọc độc gấp 5 lần so với những con rắn trong đất liền thậm chí còn có thể làm tan chảy thịt con mồi cũng như con người nếu bị cắn.

Do loài rắn này chỉ sinh sống ở nơi không có con người nên những báo cáo về việc con người bị chúng cắn dường như là rất hiếm. Tuy nhiên, rắn đầu giáo nói chung vẫn bị cho là nguyên nhân dẫn tới sự nhiễm độc và tử vong do rắn cắn ở khu vực Bắc và Nam Phi.

Trong nhiều năm qua, chỉ duy nhất 1 người gác đèn sinh sống trên đảo. Hải quân Brazil ban lệnh cấm mọi công dân nước này tới hòn đảo vì lo sợ rắn tấn công. Chỉ có duy nhất một số nhà khoa học được phép lên đảo để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Hiện, số lượng rắn trên đảo đã giảm xuống 15% bởi bệnh tật và sự di rời của thảm thực vật. Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế cho biết rất nhiều loài rắn trên đảo có tên trong danh sách đỏ.

Tổng hợp

Các tin khác