Khoa học giải thích vì sao nên ăn mỡ vào mùa đông và ăn rau vào mùa hè
Khoa học giải thích vì sao nên ăn mỡ vào mùa đông và ăn rau vào mùa hè
Năng lượng cần thiết cho bất cứ hoạt động nào của cơ thể đều là do chất dinh dưỡng hấp thu từ thức ăn được oxy hóa tạo thành nhiệt năng mà có. Thức ăn được coi như một dạng nhiên liệu của cơ thể.
Các chất dinh dưỡng từ đạm, mỡ, đường có trong thức ăn đều có khả năng cung cấp nhiệt lượng. Trong đó nhiệt lượng của mở là cao nhất. Nó cao hơn đạm và đường 2,25 lần. Trong phân từ hóa học của các chất dinh dưỡng này đều có thành phần C (cacbon) và H2 (hyđro). Khi C và H2 kết hợp với O2 (oxy) bị oxy hóa sẽ tạo thành CO2 (cacbonic) và nựớc (H2O), đồng thời giải phóng ra nhiệt lượng.
Một người trưởng thành cần bao nhiêu nhiệt lượng để duy trì sự sống sinh hoạt bình thường trong ngày? Nếu nói trung bình khoảng 10.500 jun nhiệt lượng cũng không ổn. Nó hoàn toàn không giống nhau ở từng cá thể, nó cũng khác nhau ở giới tính, tuổi tác, hình dáng tầm vóc, cường độ lao động, sinh hoạt, mức độ trao đổi chất, chuyển hóa cơ bản,... Không những thế khí hậu, thời tiết thay đổi trong 4 mùa cũng làm thay đổi mức độ yêu cầu nhiệt lượng.
Người ở xứ lạnh thường cần một nhiệt lượng nhiều hơn người ở xứ nóng. Ngay cùng một người, ở tại một địa điểm, khi trời lạnh cũng cần nhiệt lượng nhiều hơn khi trời nóng.
Đơn giản khi ta nấu cơm, cũng cùng một nồi, một lượng gạo, lượng nước, thế mà mùa đông nấu xong một nồi cơm tốn thời gian hơn nhiều so với mùa hè. Mùa đông nhiệt độ ngoài trời thường thấp, chính điều đó đã mang bớt đi một phần lượng nhiệt mà ta cung cấp. Do đó đòi hỏi ta phải cung cấp nhiệt nhiều hơn, lâu hơn. Đấy mới chỉ là một mặt của vấn đề: sự tiêu tốn nhiệt năng ra môi trường để duy trì thân nhiệt cho cơ thể. Các thể hữu cơ có sự sống, sự mất nhiệt lượng phức tạp hơn rất nhiều so với việc nấu cơm.
Trong cả quá trình sống, cơ thể các loài vật không ngừng biến đổi, phát triển, đào thải những cái cũ, những tế bào già yếu, những tổ chức hỏng và nhất định phải được thay thế bằng những tế bào mới, mạnh mẽ, phù hợp với yêu cầu mới của cơ thể. Quá trình này vào mùa đông lại được tiến hành ồ ạt hơn, đủ biết tiêu hao nhiệt lượng phải cao hơn nhiều so với mùa hè. Rõ ràng cơ thể phải tìm kiếm để cung cấp năng lượng bằng cách biểu hiện qua phản xạ muốn ăn, thích ăn những thức ăn giàu năng lượng như mỡ, đạm, vì chúng có khả năng phát nhiệt cao. Ngược lại vào mùa hè thời tiết nóng bức, sự phát nhiệt trong cơ thể chậm hơn vì khả năng tán nhiệt ra môi trường hạn chế. Nếu ăn thức ăn có nhiều mỡ và đạm thì lượng nhiệt trong cơ thể sinh ra càng nhiều càng cảm thấy khó chịu, càng cảm thấy nóng bức. Cơ thể lại tự "báo" cho chúng ta nên ăn thức ăn nhẹ, thanh đạm như ăn chất đường bột, rau xanh, hoa quả, hoặc các món ăn chế biến từ các thực phẩm ít mỡ, ít dùng cách sào, rán, mà chỉ thích luộc, hấp thông thường.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.