Khắc phục chứng bàn chân lạnh buốt vào mùa đông
Dù bạn đã đi tất, đi giày đầy đủ nhưng thời tiết giá lạnh mùa đông vẫn khiến đôi chân bạn bị lạnh buốt vô cùng khó chịu. Nếu không được khắc phục kịp thời bạn có thể ảnh hưởng đến phổi làm suy hô hấp. Những phương pháp đơn giản này sẽ giúp bạn cải thiện được bàn chân lạnh buốt vào mùa đông giá lạnh.
Gừng
Chữa chứng lạnh bàn chân với gừng cũng là một giải pháp hiệu quả bởi vì gừng có chứa các hợp chất như gingerols và zingerone có tính ấm, tác dụng làm ấm cơ thể. Thêm vào đó gừng còn hữu hiệu trong việc giảm nguy cơ đông máu, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và chống lạnh tay chân.
Thực hiện
Cách 1: Bạn lấy một muỗng canh gừng thái lát nấu với 2 chén nước trong 10 phút rồi thêm một chút mật ong nguyên chất để tăng hương vị và uống 2 – 3 lần/ngày.
Cách 2: Đun sôi một nồi nước rồi thả một ít gừng thái lát vào, để nguội rồi ngâm chân khoảng 15 phút. Thực hiện 2 lần mỗi ngày chứng chân lạnh buốt của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Ngâm chân nước nóng
Biện pháp ngâm chân được nhiều sử dụng bởi nó sẽ giúp cải thiện lưu thông máu trong khi ngâm nước lạnh giúp giảm các triệu chứng ê nhức, giảm thiểu sự lạnh buốt của bàn chân. Hãy thêm một ít tinh dầu cây bách, hương thảo, nước gừng hay bạc hà vào trong nước để tăng hiệu quả giữ ấm và thư giãn.
Thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước lạnh và một chậu nước ấm để ngâm chân.
Bước 2: Ngồi ở vị trí thoải mái sau đó ngâm chân trong nước lạnh khoảng 2 phút rồi chuyển sang chậu nước ấm 1 phút.
Bước 3: Tiếp tục xen kẽ ngâm chân như vậy trong khoảng 15 – 20 phút sau đó lau khô chân rồi mang tất cho đôi chân. Lặp lại biện pháp này vài lần mỗi ngày cho đến khi bạn hết chứng bàn chân lạnh.
Tinh dầu
Vào mỗi buổi tối sau khi vệ sinh cá nhân sạch sẽ bạn hãy thử massage gan bàn chân bằng tinh dầu. Khi massage có tác dụng kích thích thích lưu lượng máu đến chân của bạn, đồng thời massage chân thường xuyên cũng giúp giảm triệu chứng đau khi bạn phải đi lại hay hoạt động nhiều và giảm thiểu các vấn đề về chân như chai chân, viêm xương khớp, cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon hơn…
Thực hiện:
Bước 1: Lấy 1 lượng dầu oliu, dầu dừa hoặc dầu mè vừa đủ và làm nóng trong lò vi sóng vài giây (hoặc bạn có thể cho tinh dầu ra bát và ngâm vào nước nóng).
Bước 2: Thoa lượng dầu nóng lên gan bàn chân của bạn và dùng lực bàn tay nhẹ nhàng massage đến các ngón chân rồi mắt cá chân trong 10 phút, lặp lại với chân còn lại.
Bước 3: Sau khi massage bạn hãy mang tất để giữ ấm cho đôi chân.
Đi chân trần trên cỏ
Đi chân trần trên cỏ vào buổi sáng sớm là cách tốt nhất để thúc đẩy lưu thông máu ở chân. Hơn nữa đi bộ còn tăng cường và kéo giãn cơ bắp, gân và dây chằng ở bàn chân, mắt cá chân và bắp chân.
Thêm vào đó khi đi chân trần trên cỏ trong ánh mặt trời buổi sáng sớm cơ thể bạn sẽ sản sinh vitamin D. Nếu cơ thể bạn thiếu hay ít vitamin D thì có thể làm tăng khả năng thiếu máu và bàn tay, bàn chân thường lạnh. Vì vậy bạn hãy bắt đầu đi bộ chân trần trên cỏ trong 30 phút để thúc đẩy tuần hoàn máu và có lợi cho sức khỏe tổng thể.
Trà xanh
Trà xanh là một loại thần dược có tác dụng chữa nhiều loại bệnh và nó cũng là một biện pháp tự nhiên trong điều trị chứng bàn chân lạnh do có khả năng tăng cường lưu thông máu giúp máu đi khắp cơ thể nên có thể cải thiện chứng lạnh bàn chân lạnh.
Thực hiện:
Hãy uống 2 – 3 tách trà xanh mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng trà xanh tươi hoặc pha chế trà xanh khô bằng cách lấy một muỗng cà phê lá trà xanh khô rồi đổ vào 1 cốc nước nóng, đậy nắp trong 5 phút. Bạn có thể thêm một ít mật ong để tăng hương vị rồi uống.
Cách khác hãy lấy 3 – 4 túi trà xanh lọc cùng một nồi nước nóng lớn trong khoảng 10 phút rồi ngâm chân trong đó trong khoảng 10 phút. Lặp lại hai lần mỗi ngày để chứng lạnh bàn chân nhanh chóng được cải thiện.
Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Sam
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.