Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hành củ đạt năng suất cao
Ngoài hành lá thì hành củ được khá nhiều bà con nông dân lựa chọn trồng trong vụ đông bởi hành củ mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế hơn. Để hành củ đạt năng suất cao, phát triển khỏe mạnh, ra nhiều to và đồng đều bà con nông dân thực hiện theo các kỹ thuật được các chuyên gia khuyến cáo dưới đây.
Chọn giống hành củ
Hành củ giống được bảo quản từ vụ trước hoặc tại các cửa hàng cây giống.
Chọn những củ đồng đều, sờ vào còn chắc, không có dấu hiệu của mối mọt dưới rễ.
Không chọn củ quá nhỏ khi trồng cây sẽ phát triển kém hoặc những nhánh to nên tách làm đôi tránh việc cây phát triển sau này cây phải tỉa bớt, hư lại bộ rễ.
Xử lý hành giống trước khi đem trồng
Trước khi đem trồng ngoài ruộng tiến hành xử lý nấm bệnh tồn dư trên củ.
Sử dụng chế phẩm Biobus hòa với 20 lít nước cho vào bình phun đều cho 40-50kg củ hành giống rồi đảo đều. Cách khác bà con nông dân hòa tan 1 gói Topsin (20g) + 20ml Validacin trong 10 lít nước cho 15kg củ giống ngâm trong vòng khoảng 15 phút sau đó để ráo rồi đem trồng. Trong quá trình xử lý nấm bệnh đeo khẩu trang, quần áo bảo bộ, mang găng tay,…
Thời vụ bắt đầu trồng hành củ
Hành củ ưa khí hậu lạnh, điều kiện thuận lợi trồng hành củ tốt nhất là khi trời hơi se lạnh. Do hiện nay thời tiết cuối năm dự báo ấm hơn những năm trước bà con nông dân nên trồng muộn hơn so với các năm trước có thể bắt đầu từ ngày 1/10-25/10 dương lịch. Thời gian sinh trưởng đến khi thu hoạch tùy từng điều kiện thời tiết tầm 70-80 ngày.
Làm đất trồng hành củ
Chọn những thửa có đất thịt nhẹ, đất pha cát, dễ thoát nước, ruộng trên cao. Đất trồng được cày bừa kỹ, rắc rôi bột (15-20kg/sào) nếu pH < 6,0 thì bón 10 - 15 kg vôi bột/sào; Nếu pH 6,0 – 6,5 thì bón 5 – 7 kg vôi bột/sào; Nếu pH > 6,5 thì không bón vôi.
Tiến hành lên luống với kích thước cao 25- 30cm, rộng 1- 1,2m rồi tiến hành san phẳng bề mặt, khoảng cách giữa các luống khoảng 30cm.
Luống đất tốt nhất cần được xử lý nấm bệnh bằng thuốc diệt nấm Validacin (15-20ml/bình 16 lít/sào). Phun trước khi trồng khoảng 2-3 ngày
Để hành thuận lợi phát triển giai đoạn đầu khi làm đất bón phân lót với tỷ lệ phân chuồng hoai mục 5- 6 tạ/sào đã được ủ cùng NPK (khoảng 25kg NPK loại 5:10:3 hoặc 10kg phân NPK Đầu Trâu 13-13-13 +TE hay 16-16-8).
Kỹ thuật trồng hành:
Tưới đẫm nước trên bề mặt luống tới khi đất trên bề mặt mềm ngấm đủ nước. Cắm múi hành thành 5 hàng dọc theo luống, hàng ngoài cách mép luống 5 – 7 cm. Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 20 cm đảm bảo mật độ 4.500 – 5.000 củ/sào. Ấn sâu múi hành xuống đất ngập 2/3 nhánh không nên cắm quá nông. Dùng rơm, rạ rắc đều che phủ mặt luống tác dụng giữ ẩm mặt luống, hạn chế cây cỏ,… Khi cây mọc 3 – 4 lá thật có thể tưới rãnh kết hợp với bón thúc cho cây nhanh phát triển.
Phân bón:
Khi hành củ bắt đầu bật ra khỏi mặt dạ, rơm khoảng 10cm -12cm (15-20 ngày sau trồng).
Lần 2 sau lần 1 khoảng 10-12 ngày. Tưới với lượng 1-1,5kg urê + 10kg supe lân + 0,5- 1 kg kali/sào cho mỗi lần.
Lần 3: Tưới khi hành bắt đầu xuống củ. Lần 4 cách lần 3 từ 7-10 ngày. Tưới với lượng 1kg urê + 1 -1,5 kg kali/sào cho mỗi lần.
Hành củ rất cần các vi lượng (Cu, Bo, Mn), nếu thấy ruộng hành phát triển kém, đầu lá khô hoặc cong queo thì dùng 1 gói phân vi lượng + 0,5 lạng kali trắng/bình 18 lít phun vào ngày hôm sau khi tưới thúc sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng phân và hạn chế cây bị các loại bệnh.
Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên hành củ
Giai đoạn hành củ phát triển còn non là thời điểm mẫn cảm nhất với bệnh chết rũ do nấm hoặc vi khuẩn héo xanh phát sinh gây hại. Theo các chuyên gia nếu bổ sung chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma ngay từ lúc bón lót phân cho hành và hòa nước tưới cho hành định kỳ 10 ngày/lần ở giai đoạn sau mọc đến hành bật khỏi mặt rạ 15cm- 20cm thì tỷ lệ cây chết được giảm thiểu.
Giai đoạn xuống củ là giai đoạn quan trọng nhất bởi nó là yếu tố quyết định đến sản lượng sau này. Nếu thời tiết có mưa kéo dài hoặc sương ban đêm để đề phòng bệnh nên chọn chọn thuốc Zineb hoặc Rhidomil, không nên phòng bằng thuốc Boocdo dễ làm cháy lá hành. Phát hiện một số bệnh tiến hành tham khảo ý khiến của chuyên gia nông nghiệp tiến hành phun thuốc theo chỉ dẫn.
Nếu gặp nhiệt độ cao thì hạn chế tưới nước để tránh cây sinh trưởng trở lại “hành bị rút ruột”. Bổ sung thêm kali trắng (0,5 lạng/bình, 1 lần/tuần) để giúp cây xuống củ thuận lợi và chống bệnh sương mai tốt hơn.
Cuối năm thường có mưa phùn hoặc sương muối, sương giá, vì vậy phải kiểm tra xem nước mưa hay sương có độ pH là bao nhiêu để tác động tránh hiện tượng cháy lá tạo cho vi khuẩn héo xanh, nấm thán thư, sương mai xâm nhập.
Thu hoạch:
Hành củ trồng 1,5 – 2 tháng là có thể sử dụng được. Sau 3 tháng hành có thể muối dưa và 4 tháng trở lên có thể nhổ củ cất để ăn củ khô.
Khi lá hành ngả sang màu vàng, phần cọng phía gần củ đã mềm ngả xuống đất, phần củ to và tròn đều chuyển sang màu vàng hoặc tím là có thể thu hoạch. Khi nhổ tiến hành nhổ cả khóm rũ bỏ phần đất dưới rễ buộc thành túm nhỏ mang về nhà phơi trên giàn, bờ tường nơi có nhiều ánh nắng và có lùa nhiều hành sẽ mau khô. Hành phát triển tốt không nhiễm sâu bệnh hại có thể đạt được năng suất khoảng 20 – 25 tấn củ tươi/ 1ha.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.