Hướng dẫn cách điều trị và phòng bệnh trên cây hành

11/2/2018 3:31:03 PM
Trong quá trình trồng và chăm sóc do điều kiện thời tiết, sâu bệnh hại, đất trồng chưa được xử lý tốt, nguồn giống mang mầm bệnh,... nên hành sẽ mắc một số loại bệnh. Để điều trị và phòng một sô loại bệnh, nấm phát triển trên hành hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

 

Hành lá là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt không những vậy theo đông y hành có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả như cảm cúm, đau bụng, ăn không tiêu,...Thời gian bắt đầu trồng tới khi thu hoạch chỉ khoảng 45-60 ngày.

Trong quá trình trồng và chăm sóc do điều kiện thời tiết, sâu bệnh hại, đất trồng chưa được xử lý tốt nên hành sẽ mắc một số loại bệnh. Để điều trị và phòng một sô loại bệnh, nấm phát triển trên hành hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Dòi đục cọng hành.

Biểu hiện: Hành bị dòi đục tấn công trên các cọng hành đốm trắng trên bề mặt lá. Dòi đục lá đục ăn mô lá làm giảm khả năng quang hợp, làm cho cây vàng, cằn cỗi, lá khô dẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, phát sinh, phát triển và gây hại làm chết cây.

Nguyên nhân:

Ruồi cái dùng gai đẻ trứng tạo thành những lỗ thủng nhỏ trên lá rồi hút nhựa lá hay đẻ trứng vào trong lá qua những lỗ thủng này, khi trứng nở những con ấu trùng sẽ phát triển hút các chất dinh dưỡng trong cọng hành.

Điều trị:

Hạn chế phun thuốc hóa học để bảo vệ thiên địch của ruồi đục lá; chỉ phun thuốc khi mật độ sâu non khoảng 2 - 3 con/lá khi cây còn nhỏ và 5 - 7 con/lá khi cây đã lớn

Phun đều, tập trung trên bề mặt lá với những loại thuốc có tính thẩm thấu và nội hấp cao, mau phân hủy như dầu khoáng SK99 hoặc kết hợp với Netoxin 18SL (pha 20cc SK99+ 25cc Netoxin/8 lít) hay Saigon 50EC pha với dầu khoáng SK99 (giảm 1/2 liều khuyến cáo), phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần, đảm bảo thời gian cách ly an toàn

Phòng bệnh:

Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch và đưa ra khỏi ruộng để tiêu hủy, tránh lây lan từ các loài cỏ lá rộng  một tháng trước gieo trồng hành.

 Luân canh với các loại cây trồng khác họ, đặc biệt là lúa nước.

Có thể trồng xen đậu với bắp, khoai lang.

Ngắt và hủy bớt những lá bị ruồi đục để giảm bớt nguồn sâu trên đồng ruộng.

Dùng bẫy dính màu vàng để bẫy ruồi trưởng thành rất có hiệu quả.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện, có biện pháp phòng trị thích hợp và kịp thời.

Bệnh sâu xanh da láng

Biểu hiện bệnh sâu xanh da láng:

Khi quan sát trên thân cây hành lá phát hiện những con sâu trưởng thành có cánh trước có màu xám tro nhạt,  thon dài hình tam giác, góc cánh hơi bầu, giữa cánh có một đốm tròn màu vàng cam. Cánh sau có màu trắng phớt tím, rìa cánh cũng có đường viền màu trắng. Bụng có màu vàng rơm, có hai sọc đen không liên tục chạy song song theo phần bụng. Những con non có màu xanh xanh lục với 2 sọc vàng nhạt chạy dọc 2 bên thân mình, sâu tuổi lớn có màu xanh lợt, dễ lẫn với màu của cọng hành.

Nguyên nhân bệnh sâu xanh da láng:

Do bướm hoạt động vào ban đêm đẻ trứng trên lá hành. Sauk hi trứng nở những con sâu non đục lỗ nhỏ chui vào bên trong cậu hành ăn phần xanh của lá.

Loài sâu này cắn phá mạnh làm cọng hành bị khô héo, chết, gẫy gập, xơ xác, cả bụi hành trở nên vàng úa, còi cọc cả ruộng hành bị trắng xoá, tàn lụi. Sâu xanh phát triển trong điều kiện nóng, ít mưa chúng cũng ăn cả ớt, cà chua, bắp cải có khả năng kháng thuốc rất mạnh.

Điều trị bệnh sâu xanh da láng

Khi phát hiện dấu hiệu của sâu xanh da láng sử dụng thuốc Abamectin (Agromectin 1.8 EC, Catex 1.8 EC, 3.6 EC), Azadirachtin+Matrine (Lambada 5EC), Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Proclaim 1.9 EC), Emamectin benzoate + Petroleum oil (Comda 250EC),  Indoxacarb (DuPontTM Ammate®30WG). SUCCESS hoặc MATCH

Phòng bệnh sâu xanh da láng bằng cách vệ sinh đồng ruộng, nhỏ bớt cỏ dại xung quanh luống, thường xuyên thăm ruộng để phát hiện bệnh sớm nhất.

Bọ trĩ

Biểu hiện bọ trĩ trên hành:

Lá hành khi bị bọ trĩ tấn công xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, màu sáng bạc. Lá bị kéo và biến dạng, ngọn của lá hành có màu nâu, lá rũ xuống củ không phát triển và biến dạng.

Nguyên nhân: Do bọ trĩ dùng hai răng cửa giũa cho rách biểu bì lá hành để hút nhựa. Bọ trĩ phát triển nhất trong điều kiện thời tiết nóng và khô.

Điều trị: Có thể sử dụng một số hoạt chất: Thiamethoxam; Imidacloprid,  Matrine để phòng trừ.

Sâu keo (Onion armyworm)

Biểu hiện sâu keo:  Hành phát triển chậm, còi cọi, cọng hành bị khô héo do sâu cắn phá, cả khóm hành trở nên vàng úa, ủ rũ.

Nguyên nhân sâu keo:

Do bướm hoạt động vào ban đêm đẻ trứng trên lá hành. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được.

Điều trị sâu keo trên hành: Có 2 phương pháp điều trị bệnh sâu keo trên hành

Phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Atabron được dùng làm nền phối hợp với các loại thuốc còn lại hoặc với các loại thuốc Cúc tổng hợp sẽ cho hiệu quả phòng trị rất tốt.

Phương pháp sinh học: Dùng bả chua ngọt để thu hút bướm khi phát triển rộ. Bả chua ngọt gồm 4 phần giấm + 1 phần mật + 1 phần rượu + 1 phần nước. Sau đó đem bả mồi vào chậu rồi đặt ở ngoài ruộng vào buổi tối nơi thoáng gió có độ cao 1m so với mặt đất.

Phòng bệnh sâu keo:

Đất trước khi trồng cần phải được cày, phơi và xử lý thuốc trừ sâu hoặc cho ruộng ngập nước 2 - 3 ngày để diệt nhộng, sâu non có trong đất

Phải thường xuyên đi thăm ruộng để kịp thời phát hiện sâu, ngắt bỏ ổ trứng hoặc tiêu diệt sâu non mới nở khi chưa phân tán đi xa.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế

Các tin khác