Hậu họa từ việc lạm dụng tỏi
Ăn tỏi hàng ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe như kháng khuẩn, phòng ngừa bệnh... Tuy nhiên theo các chuyên gia lạm dụng tỏi quá mức lại gây ra những hậu quả không ngờ.
Tác hại khi lạm dụng tỏi
Mặc dù tỏi có khả năng phòng ngừa bệnh rất tốt nhưng không nên lạm dụng, trong bộ "Thần nông bản thảo kinh" đời Hán của Trung Quốc có viết: "Những người nóng trong dạ dày, gan thận hư, khí huyết kém không nên ăn tỏi".
Tương tự, từ điển bách khoa y học "Bản thảo cương mục" của Lý Thời Trân, Trung Quốc viết: "Tỏi gây nóng trong, nếu sử dụng lâu dài sẽ làm tổn thương gan".
Những trường hợp không nên ăn tỏi: người bị bệnh về mắt, thể chất yếu, bị nhiệt, người mắc bệnh gan, hay đi ngoài, người đang mắc bệnh nặng. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim, huyết áp cao hay tiểu đường lại càng phải cẩn thận khi dùng tỏi. Đặc biệt là những người đang mắc các chứng bệnh về máu huyết vì tỏi sẽ làm loãng máu.
Đặc biệt, phụ nữ cho con bú lưu ý không nên ăn tỏi vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ, làm cho trẻ sơ sinh có thể bị đau bụng.
Những lưu ý khi ăn tỏi
Không ăn tỏi khi đói bụng
Ăn tỏi khi đang đói hoặc chỉ ăn mỗi tỏi mà không ăn kèm với thức ăn khác sẽ khiến niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương, gây viêm dạ dày cấp, loét dạ dày, loét tá tràng.
Không chỉ vậy, ăn nhiều tỏi có thể làm tăng axít clohydric trong dạ dày, gây khó chịu.
Không ăn tỏi trong thời gian dài
Mặc dù tỏi có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại nhưng cũng loại bỏ vi khuẩn có lợi, dễ khiến cơ thể thiếu vitamin B2, dẫn đến các bệnh về da như viêm khóe môi (lở miệng), viêm lưỡi…
Ngoài ra, tỏi chứa chất làm cho đại tràng bị xơ cứng, giảm chức năng hoạt động của ruột, gây táo bón do đó không nên lạm dụng tỏi.
Người bị bệnh viêm gan không nên ăn nhiều tỏi
Dầu tỏi có thể làm hồng cầu, huyết sắc tố (hemoglobin) trong máu giảm, dẫn đến thiếu máu, điều này không có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh viêm gan.
Người bị bệnh viên gan, bệnh thận, tim, bàng quang không nên sử dụng tỏi
Lời khuyên: Những người đang trong thời gian điều trị bệnh thận, tim, bàng quang không nên sử dụng tỏi.
Ngoài ra không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ. Phụ nữ có thai, người thể âm hư nội nhiệt (thể trạng gầy, tiểu vàng, khô, khát, nóng bên trong), đau mắt, mũi, răng, cổ, lưỡi, mồm lở... không được dùng những bài thuốc có tỏi.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vov.vn)
Các tin khác
-
Có nên ăn bánh chưng để trong tủ lạnh quá lâu?
Nhiều gia đình thường bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh quá lâu do gói nhiều ăn không hết. Nhưng có nên ăn bánh chưng để trong ngăn mát tủ lạnh quá lâu hay không, liệu còn ăn được không? -
Thói quen rửa bát cần bỏ ngay tránh vi khuẩn gây hại cho sức khỏe
Rửa bát tưởng chừng là công việc đơn giản ai cũng có thể làm được nhưng nếu trong quá trình rửa bát nếu vẫn giữ những thói quen xấu này khiến gây hại cho sức khỏe, lãng phí thời gian, tiền nước. -
Thực phẩm thải độc gan, lấy lại cân bằng cho lá gan sau Tết
Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày khiến lá gan bị ảnh hưởng. Những thực phẩm dưới đây giúp thanh nhiệt, giải độc gan, lấy lại cân bằng cho lá gan rất tốt chúng ta nên thường xuyên ăn sau Tết. -
Cách làm thức uống giải độc, tiêu mỡ cực hay từ vỏ bưởi sau Tết
Trong mâm ngũ quả ngày Tết của nhiều gia đình không thể thiếu trái bưởi. Sau Tết đừng nên vứt bỏ vỏ bưởi mà hãy sử dụng vỏ bưởi để làm thức uống giải độc, giảm mỡ cực hay, có lợi cho sức khỏe, làn da. -
Điều cần chú ý khi ăn giò thủ ngày Tết tránh ảnh hưởng sức khỏe
Giò thủ mà một trong những món ăn truyền thông không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Dù sở hữu hương vị thơm ngon hấp dẫn nhưng khi chế biến, thưởng thức giò thủ cần chú ý đến một số điều quan trọng dưới đây tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Thức uống giúp giảm căng thẳng cực tốt nên uống thường xuyên
Căng thẳng, lo lắng là tình trạng khá nhiều người gặp phải nhất là những ngày cuối năm, ngày giáp Tết. Nếu căng thẳng không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, giấc ngủ, sức khỏe. -
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
Những ngày Tết nhu cầu sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn gia tăng trong các buổi liên hoan cuối năm, gặp mặt gia đình. Nhưng cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng bia, rượu hay đồ uống có cồn dẫn đến tình trạng say rượu, thậm chí ngộ độc rượu. -
Bánh chưng luộc bằng pin độc hại như nào, dấu hiệu nhận biết chuẩn
Bánh chưng là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Nhưng nhiều người vì lợi nhuận nên đã bất chấp sức khỏe mà sử dụng pin để luộc bánh chưng cho ra những chiếc bánh trưng xanh, đẹp, dẻo, thơm trên thị trường. -
Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết có nên hay không?
Những ngày lễ Tết thói quen tích trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường, thận,... -
Cẩn trọng khi ăn thịt bò khô giá rẻ trong dịp Tết
Trong dịp Tết thịt bò khô là một trong những món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Nhưng những gói bò khô giá rẻ lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.