Giật mình khi Việt Nam thuộc top 2 thế giới về tỷ lệ mắc ung thư
Ngày nay, xã hội càng hiện đại thì tỷ lệ người mắc các bệnh hiểm nghèo lại càng cao. Theo thống kê của Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 nghìn người mắc mới. Đó là con số đáng báo động về tình hình mắc bệnh ung thư ở nước ta. Theo dự đoán của các chuyên gia, con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Nhiều người Việt Nam giật mình khi biết nước ta thuộc top 2, những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Ở Việt Nam, ung thư là căn bệnh có nhiều người tử vong. So với khu vực Đông Nam Á, nước ta có tỷ lệ mắc đứng hàng thứ 3, còn trên thế giới chúng ta thuộc nhóm “cầm đèn đỏ” đứng top 2 thế giới. Ung thư đang là căn bệnh “giết người”, chỉ sau bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hầu hết các căn bệnh ung thư hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh, mà chỉ xác định được các yếu tố nguy cơ. Bởi vậy, việc trang bị những kiến thức phòng bệnh ung thư là vô cùng quan trọng. Ví dụ việc ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến ung thư dạ dày…Ăn nhiều thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến việc mắc các loại bệnh ung thư lạ.
Đáng chú ý hơn, trong một công bố mới đây hồi tháng 4/2014 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỷ lệ chết do bệnh ung thư, 50 nước đứng đầu về tỷ lệ người chết vì ung thư và mắc bệnh ung thư được xếp vào top 1. 50 nước đứng sau được tính thuộc nhóm top 2. Như vậy, Việt Nam đứng thứ 78 trong 172 quốc gia vùng lãnh thổ được xếp hạng, nên nước ta đứng top 2 thế giới. Theo đó, trong số 172 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, Việt Nam đứng ở vị trí 78 với tỷ lệ chết vì ung thư là 110 ca/100.000 người. Các quốc gia có tỷ lệ chết vì ung thư tương tự như Việt Nam gồm có Somalia, Phần Lan và Turmenistan.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau các nước Lào (129/100.000) và Myanmar (118/100.000) về tỉ lệ tử vong do căn bệnh này. Các nước cùng khu vực có tỷ lệ chết vì ung thư thấp hơn Việt Nam gồm Thái Lan (105/100.000), Campuchia (98/100.000), Malaysia (96/100.000), Philippines (94/100.000), Brunei (84/100.000), Singapore (108/100.000), và Indonesia (106/100.000). Cũng theo WHO, 5 nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ chết vì ung thư theo xếp hạng của WHO là Armenia (230 ca/100.000 dân), Zimbabwe (210 ca/100.000 dân), và Hungary (195 ca/100.000 dân), Mông Cổ (181 ca/100.000 dân), và Serbia (180 ca/100.000 dân).
Về vấn đề ung thư ở Việt Nam, các chuyên gia đánh giá tỷ lệ mắc và tử vong hàng năm do ung thư rất đáng báo động. Tuy nhiên, ở nước ta lại đang tồn tại một mâu thuẫn, đại đa số người dân đều coi ung thư là căn bệnh “tử thần”, là nỗi sợ hãi kinh hoàng, nhưng ít người quan tâm đến việc dự phòng, trong khi ung thư là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Theo thống kê, có đến hơn một nửa số bệnh nhân ung thư đi khám đã ở giai đoạn muộn (khoảng 80%), hoặc quá muộn, khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn và khó có thể chữa khỏi.
Theo các chuyên gia đầu ngành về ung thư, đa số các bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư thường tự mình đặt ra câu hỏi: “Tôi đã làm gì sai?” hay “Tại sao lại là tôi?”. Thậm chí nhiều người còn tin rằng họ bị trừng phạt do việc họ đã là từ “kiếp trước” hoặc trong quá khứ…GS Nguyễn Bá Đức – Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho biết, những suy nghĩ trên rất tai hại, ung thư không phải là sự trừng phạt cho những điều bạn đã làm hay không làm trong quá khứ, mà hầu hết là do những tác nhân từ môi trường bạn đang sống.“Đừng đổ lỗi cho bản thân, hay cố tìm ra những cách mà bạn có thể làm để ngăn chặn bệnh ung thư. Bệnh ung thư không phải lỗi của bạn và việc tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được. Bởi vậy, thay vào đó là hãy tập trung vào việc chăm sóc bạn thật tốt cả về mặt vật chất và tinh thần”, GS Đức nhắn nhủ tới những người mắc bệnh ung thư.
Bản đồ tỷ lệ tử vong vì ung thư trên thế giới. Các nước màu đỏ có số ca tử vong cao nhất, màu xám là thấp nhất.
Hiện nay tại Việt Nam, các loại bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong tùy thuộc vào giới tính. Theo đó, ở nam giới 10 căn bệnh ung thư thường hay mắc phải nhất đó là: ung thư phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòng, hạch, máu, tuyến tiền liệt, khoang miệng. Còn ở phụ nữ, 10 loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất đó là: ung thư vú, ung thư đại trực tràng, phế quản – phổi, cổ tử cung, dạ dày, giáp trạng, gan, buồng trứng, hạch và máu.
Hãy bổ sung cho bạn những kiến thức về an toàn thực phẩm, hiểu biết về căn bệnh ung thư, và giúp đỡ người thân bằng cách chia sẻ những kiến thức hữu ích của bạn về căn bệnh ung thư, để hướng tới một tương lai sống vui khỏe.
Giật mình khi Việt Nam thuộc top 2 thế giới về tỷ lệ mắc Ung thư
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Thực phẩm thải độc gan, lấy lại cân bằng cho lá gan sau Tết
Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày khiến lá gan bị ảnh hưởng. Những thực phẩm dưới đây giúp thanh nhiệt, giải độc gan, lấy lại cân bằng cho lá gan rất tốt chúng ta nên thường xuyên ăn sau Tết. -
Cách làm thức uống giải độc, tiêu mỡ cực hay từ vỏ bưởi sau Tết
Trong mâm ngũ quả ngày Tết của nhiều gia đình không thể thiếu trái bưởi. Sau Tết đừng nên vứt bỏ vỏ bưởi mà hãy sử dụng vỏ bưởi để làm thức uống giải độc, giảm mỡ cực hay, có lợi cho sức khỏe, làn da. -
Điều cần chú ý khi ăn giò thủ ngày Tết tránh ảnh hưởng sức khỏe
Giò thủ mà một trong những món ăn truyền thông không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Dù sở hữu hương vị thơm ngon hấp dẫn nhưng khi chế biến, thưởng thức giò thủ cần chú ý đến một số điều quan trọng dưới đây tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Thức uống giúp giảm căng thẳng cực tốt nên uống thường xuyên
Căng thẳng, lo lắng là tình trạng khá nhiều người gặp phải nhất là những ngày cuối năm, ngày giáp Tết. Nếu căng thẳng không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, giấc ngủ, sức khỏe. -
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
Những ngày Tết nhu cầu sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn gia tăng trong các buổi liên hoan cuối năm, gặp mặt gia đình. Nhưng cơ thể hấp thụ quá nhiều lượng bia, rượu hay đồ uống có cồn dẫn đến tình trạng say rượu, thậm chí ngộ độc rượu. -
Bánh chưng luộc bằng pin độc hại như nào, dấu hiệu nhận biết chuẩn
Bánh chưng là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Nhưng nhiều người vì lợi nhuận nên đã bất chấp sức khỏe mà sử dụng pin để luộc bánh chưng cho ra những chiếc bánh trưng xanh, đẹp, dẻo, thơm trên thị trường. -
Thói quen tích trữ đồ ăn ngày Tết có nên hay không?
Những ngày lễ Tết thói quen tích trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường, thận,... -
Cẩn trọng khi ăn thịt bò khô giá rẻ trong dịp Tết
Trong dịp Tết thịt bò khô là một trong những món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Nhưng những gói bò khô giá rẻ lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. -
Cách loại bỏ độc tố trong măng khô, những ai nên thận trọng khi ăn măng
Măng khô là một trong những thực phẩm quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình. Nhưng nếu không biết cách loại bỏ hoàn toàn độc tố trong măng khô sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Ngày lễ Tết tránh mắc 5 thói quen xấu khiến cơ thể dễ mắc bệnh
Trong những ngày lễ Tết chúng ta thường có nhiều cuộc tụ họp gia đình, bạn bè khi đó khá nhiều người mắc phải một trong những thói quen xấu khi ăn tối khiên cơ thể nhanh lão hóa, cơ thể dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.