Giải pháp phòng ngừa dị ứng khi thời tiết giao mùa
Giải pháp phòng ngừa dị ứng khi thời tiết giao mùa
Dị ứng thời tiết xảy ra do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích nghi gây ra các rối loạn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Theo ghi nhận, dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp ở cả hai phái nam và nữ ở các độ tuổi, tập trung nhiều ở tuổi trung và cao niên. Các triệu chứng dị ứng xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh khi thời điểm giao mùa.
Những biểu hiện của dị ứng thời tiết
Những người có cơ địa dị ứng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài như thời tiết nóng, lạnh, bụi phấn hoa, nước mưa... sẽ xảy ra những biểu hiện của dị ứng thời tiết điển hình là phát ban.
Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, tập nhiều ở vùng tay, chân, kể cả ở mặt khiến cho cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Khi người bệnh gãi những nốt mẩn đỏ sẽ lan rộng hơn và tạo thành từng đám nổi trên khắp bề mặt da.
Viêm mũi dị ứng cũng dễ gặp ở những người có cơ địa dị ứng thời tiết. Triệu chứng khi mắc bệnh là khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung... Người bệnh thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài từ 20-30 phút. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện các đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.
Nổi mề đay cấp tính là triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh dị ứng thời tiết. Nổi mề đay cấp tính trên khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
Chàm bội nhiễm xuất hiện với các dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Đặc điểm của chàm bội nhiễm là kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh do đó cần ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn.
Ngoài những đặc điểm trên, khò khè, ho hoặc khó thở là triệu chứng diễn ra liên tục khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa. Để ngăn ngừa những nguy cơ xấu người dân cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản đặc biệt là trẻ em hoặc người cao tuổi.
Khi bị dị ứng thời tiết cần xử lý ra sao
Dị ứng thời tiết không thể chữa trị dứt điểm vì bệnh liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Hiện nay, phương án điều trị dị ứng thời tiết áp dụng cho từng trường hợp khác nhau, theo từng đợt khác nhau, điều quan trọng hàng đầu là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố thời tiết bất lợi gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Để phòng ngừa bệnh, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn để tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng. Lưu ý chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau xanh…và đảm bảo chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đối với những trường hợp đã áp dụng các biện pháp giảm dị ứng nhưng không có hiệu quả cần đi khám ngay để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể sẽ xảy ra.
Lời kết
Việt Nam nằm trong khu vực địa lý nhiệt đới gió mùa, thời gian trong năm tương ứng với 4 mùa thời tiết khác nhau do đó dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp. Các triệu chứng dị ứng thời tiết xuất hiện mạnh vào thời điểm giao mùa gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống người bệnh.
Để phòng bệnh dị ứng thời tiết, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, duy trì tập luyện thể thao hàng tuần để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thời điểm thời tiết giao mùa, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như phát ban, nổi mề đay, khò khè khó thở…cần đến các bệnh viện gần nhất để được thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng có thể sẽ xảy ra.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.