Giải pháp đề phòng 'bệnh nghề nghiệp' cho giới văn phòng
Giới văn phòng mặc dù không phải làm các công việc bê vác nặng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ bệnh nghề nghiệp như hội chứng ống cổ tay, đau lưng, giảm thị lực…Do đó, hiểu bệnh đề phòng tránh là những giải pháp tốt cho sức khỏe.
Đau lưng
Theo số liệu từ Hiệp hội Chỉnh hình khớp xương của Anh cho thấy, nếu chúng ta ngồi lâu hơn 10 giờ/1ngày trước máy tính và không đứng lên đi lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau lưng.
Giải pháp: Thường xuyên đứng lên đi lại thư giãn, làm giảm áp lực cột sống.
Nghẽn tĩnh mạch
Những người làm việc trước máy tính trong khoảng thời gian dài có nhiều khả năng xuất hiện những cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch) dẫn đến nguy cơ nghẽn mạch phổi lớn hơn gấp 2 lần người thường.
Giải pháp: Vận động chân tay, đứng lên đi lại trong văn phòng, vừa thay đổi không khí vừa có lợi cho sức khỏe.
Nhức đầu
Khi ngồi liên tục một chỗ và tiếp xúc với mức độ ánh sáng quá nhiềutừ màn hình máy tính, ánh đèn văn phòng, đèn máy chiếu, máy poto.... sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học, có thể gây ra huyết áp cao và mệt mỏi, cùng với đau đầu nghiêm trọng.
Giải pháp: massage đầu, mặt, thái dương, đứng lên đi lại để thay đổi không khí để tránh đau đầu.
Hội chứng ống cổ tay
Việc gõ bàn phím liên tục 7 – 8h/ ngày đã gây ra một căn bệnh gọi là hội chứng ống cổ tay.
Nguyên nhân thời gian làm việc dài, liên tục dẫn đến mỏi, đau đớn ở cổ tay do dùng cổ tay quá nhiều. Hội chứng này có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và chấn thương có thể lặp đi lặp lạiở cánh tay gây căng thẳng lên các dây chằng.
Giải pháp: nghỉ đánh máy sau mỗi 30 phút. Tập các bài tập về tay, xoa bóp bả vai…
Đau mỏi mắt
Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính liên tục trong thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
Nguyên nhân, do mắt liên tục tập trung vào hình ảnh, văn bản hoặc nhiều thứ khác chuyển động không ngừng trên màn hình sẽ khiến bạn đau đầu và mỏi mắt.
Giải pháp: massage mắt, nhỏ thuốc mắt, đứng lên giao lưu với đồng nghiệp để mắt nghỉ ngơi.
Bệnh phổi
Máy copy và máy in trong văn phòng được xem là thiết bị rất hữu ích cho công việc văn phòng. Tuy nhiên, những loại máy này phân tán vào môi trường một loại khí ozone có hại có thể gây cho bạn khó chịu và đau ngực. Cứ như thế ngày qua ngày chúng chính là nguyên nhân gây ra bệnh phổi.
Giải pháp: ngồi xa các loại máy trên, thường xuyên bảo dưỡng máy tránh hỏng hóc.
Ung thư ruột
Nhân viên văn phòng sử dụng máy tính thường xuyên trong vòng 10 năm có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột cao gấp đôi so với người không sử dụng. Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Western (Australia) giải thích nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thiếu vận động trong thời gian quá lâu.
Giải pháp: tạo thói quen đứng lên đi lại 30 phút/lần.
Đau tim
Những người ngồi hàng giờ trước máy tính có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tim. Theo các bác sĩ chuyên khoa tim của Trường Đại học London, 67% người làm việc 11 giờ/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim.
Giải pháp: tập thể dục nhanh 10 phút trong giờ làm việc (2 lần/ngày)
Bệnh đường hô hấp
Theo một nghiên cứu cho thấy, không khí bên trong văn phòng ô nhiễm hơn 100 lần so với bên ngoài. Điều này nghĩa là bạn đang hàng ngày tiếp xúc với các hạt khí độc hại, vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc, chúng có ở khắp mọi nơi trong văn phòng mà bạn hít thở hàng ngày.
Giải pháp: vệ sinh văn phòng, máy tính, bàn phím thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
Bệnh béo phì
Các chuyên gia về sức khỏe ở Australia đã phát hiện rằng, những người ngồi quá lâu, vòng eo sẽ lớn và có lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu) cao hơn.
Giải pháp: đứng lên, đi lại trong văn phòng hoặc giành 10 phút tập thể dục trong thời gian làm việc để giảm nguy cơ béo phì.
Chứng tâm thần phân liệt
Nếu bạn làm việc từ sáng sớm cho tới đêm khuya, có thể dẫn đến chứng tâm thần phân liệt hoặc suy nhược thần kinh. Các nhà khoa học cũng cho rằng, người ở độ tuổi trung niên làm việc hơn 55 giờ/tuần có kỹ năng và thần kinh yếu hơn những người chỉ làm việc 41 giờ.
Giải pháp: cố gắng giải quyết mọi việc tại cơ quan trong 8h, tối về làm việc nhà, chăm sóc con cái, để đầu óc nghỉ ngơi, thoái mái.
Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp
Các tin khác
-
Ăn quá nhiều dưa hành muối có ảnh hưởng sức khỏe
Dưa hành muối là món ăn truyền thống trong ngày Tết nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe như -
Bật mí 4 thực phẩm chống say rượu cực hiệu quả
Các buổi liên hoan, gặp gỡ bạn bè trong ngày nghỉ lễ khiến cơ thể phải uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Để chống say rượu trong các buổi gặp gỡ liên hoan hãy ăn 4 thực phẩm giúp chống say rượu hiệu quả. -
Cách phân biệt hương tẩm hóa chất tránh gây hại cho sức khỏe
Thắp hương ngày Tết là một trong những nghi lễ không thể thiếu vào những ngày đầu xuân năm mới để tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh, gia tiên nhưng nếu trong quá trình thắp hương nếu nhận thấy hương có những dấu hiệu sau cần loại bỏ ngay -
Nên ăn dưa hành muối như nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe?
Dưa hành muối, củ kiệu muối là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết giúp kích thích tiêu hóa, giải ngán, tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Nhưng ăn hành muối như thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe? -
5 món ăn trong ngày Tết gây viêm, đau khớp cần hạn chế ăn
Vào ngày Tết những thực phẩm dưới đây có thể làm tình trạng viêm khớp, đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh đau nhức xương khớp cần hạn chế ăn các loại thực phẩm sau. -
Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch
Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp thải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch thậm chí còn giúp đẩy lùi ung thư. -
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào?