Dinh dưỡng trong giá đỗ và cách ăn tổng hợp được nhiều vitamin nhất
Thành phần quan trọng trong hạt đỗ và giá đỗ sẽ được tổng hợp tốt nhất cho sức khỏe nếu bạn biết ăn đúng cách
Khi còn bé chắc hẳn bạn đã từng làm thí nghiệm cho một ít đỏ xanh và một lượng nước vừa bằng mặt đỗ vào trong một cái hộp, duy trì trong nhiệt độ bình thường. Đậu sẽ hút nước và nảy mầm. Sau 4 - 5 ngày, sẽ có một hộp mầm đậu dài khoảng 4 - 5 cm. Đó là giá đỗ. Tuy nhiên để cho giá đỗ làm ra có chất lượng cao còn cần nhiều khâu kỹ thuật hỗ trợ, giá đỗ mới mập, ngon, ít rễ,...
Giá đỗ tuy được làm từ đỗ xanh nhưng thành phần chất dinh dưỡng trong nó lại hoàn toàn khác với đỗ xanh. Giá trị dinh dưỡng của đỗ hạt rất cao, cao hơn giá đỗ:
1) Hàm lượng protein trong đỗ hạt có tới 36,3% nó cao tất cả hàm lượng protein của đạm thực vật. Lượng protein trong 1 kg đỗ tương đương với 2 kg thịt bò, thịt gà hoặc thịt lợn. Nó cũng tương đương với 40 quả trứng gà, 12 kg sữa bò tươi, hoặc 5 kg bánh mì. Tuy hàm lượng cao nhưng chất lượng không tốt bằng protein trong thức ăn động vật.
2) Đỗ hạt chứa khá nhiều chất khoáng như canxi, phospho, sắt. Tổng lượng của chúng cao hơn khoảng 10 lần bột mì trắng.
3) Đỗ hạt có một lượng vitamin B rất phong phú và cũng cao hơn nhiều so với bột mì trắng.
4) Đỗ hạt có chứa tới 18,4% lipit. Dầu đậu được ép ra từ đậu hạt, đạt tỷ lệ tiêu hóa tới 98%. Do đó nó có thể cung cấp cho con người một nhiệt lượng rất cao. Đồng thời nó còn chứa một chất rất quan trọng tạo nên các tổ chức thần kinh của người đó là: lecithin.
Khi đậu xanh nảy mầm biến thành giá đỗ, thành phần dinh dưỡng cũng thay đổi khá nhiều, chủ yếu do thành phần nước trong giá đỗ tăng cao. Hàm lượng protein giảm xuống còn 11,5%,hàm lượng lipit giảm thấp đến 2%. Hàm lượng các nguyên tố Ca, P, Fe và vitamin B giảm đi rất nhiều. Nhưng hàm lượng axit amin, vitamin (A,C), hợp chất chống lão hóa (isoflavones), chất diệp lục lại tăng cao. Vitamin C vốn dĩ không có mặt trong hạt đậu xanh, ngược lại lại có rất nhiều trong giá đỗ. Bởi vậy, khi khan hiếm các loại rau xanh, giá đỗ được coi như một loại thực phẩm tốt nhất đế bổ sung lượng vitamin C. Chủ yếu liên quan đến việc tăng giảm hàm lượng 4 chất sau:
Hàm lượng vitamin C
Đỗ xanh hầu như không chứa vitamin C, trong quá trình sinh trưởng giá đỗ mới hình thành vitamin C.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, trong giá đỗ xanh, đỗ tương (đậu nành), đỗ đen, hàm lượng vitamin C trong giá đỗ xanh cao nhất.
Giá đỗ rất tốt, nhưng ít người biết giá đỗ tốt hơn đậu xanh thế nào? - Ảnh 1.
Đỗ xanh hầu như không chứa vitamin C, trong quá trình sinh trưởng giá đỗ mới hình thành vitamin C
Vitamin C tham gia quá trình sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, tổng hợp collagen, tăng cường khả năng làm đông máu, chống nhiễm trùng.
Hàm lượng axit amin
Trong quá trình nảy mầm, lượng protein có trong hạt đỗ được các enzym chuyển hóa thành axit amin, lượng axit amin trong mầm giá tăng lên gấp 7 lần so với hạt đỗ, tỷ lệ axit amin như trên phù hợp với nhu cầu của cơ thể con người, thúc đẩy hấp thụ protein.
Hàm lượng chất diệp lục
Hàm lượng chất diệp lục trong mầm giá cao hơn nhiều so với đỗ xanh. Chất diệp lục có thể thúc đẩy việc phân hủy chất nitrosamine gây ung thư, ngăn ngừa ung thư ruột già.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy, chất diệp lục có thể làm tiêu tan những chất độc hại có trong khói thuốc lá, bảo vệ niêm mạc dạ dày, vì vậy những người hút thuốc lá nên ăn nhiều giá đỗ và các loại rau chứa nhiều chất diệp lục.
Hàm lượng axit oxalic
Hàm lượng axit oxalic hấp thụ canxi trong giá đỗ hầu như bị mất đi hoàn toàn, điều này giúp cơ thể dễ hấp thụ các loại khoáng chất hơn. Tóm lại, hàm lượng dinh dưỡng trong giá đỗ cao hơn nhiều so với hạt đỗ xanh.
Giá đỗ có hương vị thom ngon. Người thích ăn giá đỗ thì rất nhiều, nhưng biết ăn thế nào cho có lợi lại là một việc khác nữa. Ai ăn nhiều giá đỗ đều biết rằng ăn giá đỗ phải được nhai kỹ, bằng không sẽ thải ra cả sợi giá làm cơ thể không tiếp nhận được hết các chất dinh dưỡng mà nó có. Có chăng chỉ thuận lợi cho… đại tiện. Đồng thời với nhai kỹ là việc ăn cả phần giá lẫn phần đỗ ở giá, bởi một lẽ đơn giản, thành phần dinh dưỡng ở giá, đặc biệt vitamin C chủ yếu có ở phần hạt đỗ. Nếu bỏ đi phần hạt đỗ ở giá, nghĩa là bỏ phí một lượng dinh dưỡng khá lớn.
Về mặt thuộc tính thực phẩm được ghi chép trong các sách Đông y, giá đỗ tiếp nhận chức năng giải độc, lợi tiểu từ hạt đỗ.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Vì sao không nên đi chân trần ngay cả khi ở nhà
Thói quen đi chân trần ngay cả khi ở nhà giúp nhiều người cảm thấy thoải mái sau ngày làm việc dài nhất là những người phải thường xuyên đi giày cao gót, giày đế cứng. Nhưng việc đi chân trần có thể gây hư hại về cấu trúc xương của cơ thể. -
Những điều cần biết khi sử dụng tổ yến tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Yến sào dù là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe nhưng khi sử dụng yến sào cần nằm rõ những điều dưới đây tránh gặp phải những rắc rối không mong muốn trong quá trình sử dụng, gây hại cho sức khỏe -
Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
Tổ yến là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn tổ yến khá nhiều chưa biết nên ăn bao bâu thì có tác dụng hay ăn bao nhiêu tổ yến có lợi cho sức khỏe, hạn chế những sai lầm khi ăn tổ yến. -
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Tổ yến từ lâu được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ,...Nhưng khi ăn tổ yến cần tránh những sai lầm dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe. -
Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước trên thế giới, gây hoang mang cho người dân. Vậy những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nhất là điều mà nhiều người muốn tìm hiểu đề từ đó có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. -
Những bí quyết giảm chất gây ung thư khi nướng thịt
Món thịt nướng là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích trong mỗi dịp tụ tập, nhưng món thịt nướng cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư khi ăn nhiều, chế biến không đúng cách -
Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
Để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng sức đề kháng bên cạnh áp dụng một chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc đúng cách thì việc tránh xa một số thực phẩm dưới đây nhằm hạn chế tình trạng mất nước, viễm nhiễm trong cơ thể có thể trở nên tồi tệ hơn. -
Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn
Cúm A với viêm mũi họng cấp có triệu chứng khá giống nhau nên khiến nhiều nhầm lẫn dẫn đến điều trị chưa đúng gây tình trạng bệnh kéo dài, không điều trị dứt điểm ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Trong giai đoạn nhiều dịch bệnh đang có dấu hiệu tăng trở lại như cúm A, cúm B, dịch Covid-19 hay bệnh đậu mùa khỉ gây lo ngại cho cộng đồng. Để tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe trước dịch bệnh hãy nên bổ sung những thực phẩm cực có lợi dưới đây -
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất
Trong thời điểm giao mùa, cúm B sẽ rất thuận lợi để phát triển, tấn công đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.