Điểm danh các loại rau chứa nhiều ký sinh trùng nhất
Điểm danh các loại rau chứa nhiều ký sinh trùng nhất
Rau là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của các gia đình người Việt. Chế độ ăn nhiều rau xanh như rau muống, mùng tơi, cải cúc, bắp cải… không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn hỗ trợ cho hệ tiêu hoá bài tiết tốt, giảm thiểu nguy cơ tăng cân, béo phì do chứa chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Tuy nhiên rau xanh lại là nơi cứ ngụ của nhiều loại ký sinh trùng. Vậy làm thế nào để lựa chọn được rau sạch? đảm bảo bữa ăn an toàn, bảo vệ sức khỏe cho gia đình, cộng đồng và xã hội?
Rau sống (bao gồm cả kinh giới, mùi, xà lách...)
Rau sống là món ăn được người Việt yêu thích bởi mỗi loại rau mang một hương vị riêng tạo nên nét đặc trưng, gia tăng khẩu vị cho người thưởng thức. Tuy nhiên những loại rau sống người Việt yêu thích như kinh giới, rau mùi, xà lách, tía tô…lại là loại rau cư ngụ của nhiều loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, giun tóc, sán lá gan, ký sinh trùng amip, thậm chí còn có phẩy khuẩn tả có thể dẫn đến tiêu chảy...
Các loại rau thủy sinh
Tương tự, các loại rau thủy sinh như rau cần, cải xoong, cải bó xôi…chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng nguy cơ chứa giun sán nếu ở trong nguồn nước ô nhiễm. Sán lá ruột là loại sán lá nhỏ ký sinh trong ruột ở người và một số gia súc, đặc biệt phổ biến ở loài lợn. Tuy nhiên loại sán này cũng ký sinh trong ruột người và gây bệnh cho người do đó trước khi nấu ăn cần rửa thật sạch, ngâm nước muối và để chín kỹ mới ăn.
Các loại rau thường dùng khác
Ngoài các loại rau trên, rau muống nước là loại rau rất phổ biến bởi dễ ăn, dễ chế biến. Tuy nhiên trong quá trình trồng rau, đôi khi người nông dân sử dụng hóa chất kích thích cây tăng trưởng hoặc trồng dưới nước bẩn chứa nhiều giun sán cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngó sen cung cấp nhiều vitamin nhưng cần ăn chín, tuyệt đối không ăn sống bởi nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa do mầm bệnh từ lớp bùn dưới đáy hồ ao. Ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc...
Lời kết
Rau là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của các gia đình người Việt. Chế độ ăn nhiều rau xanh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim, một số bệnh ung thư... Tuy nhiên, để đảm bảo rau sạch, an toàn, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể người dân cần mua rau tại các cửa hàng rau sạch, có tem dán nhãn sản phẩm đảm bảo chất lượng...Lưu ý sau khi rửa rau bằng nước sạch cần ngâm trong nước muối nhạt từ 7 đến 10 phút để đảm bảo rau được an toàn tuyệt đối, loại bỏ các ký sinh trùng.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.