Đề phòng bệnh viêm gan siêu A có dấu hiệu gia tăng
Viêm gan siêu vi A là một căn bệnh rất dễ lây nhiễm từ thực phẩm bị ô nhiễm, nguồn nước hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Đối với các trường hợp nhẹ, bệnh không cần điều trị mà sẽ tự hồi phục và không có tổn thương gan nên người dân có phần thờ ơ về căn bệnh này. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, tại một số bệnh viện của TPHCM số bệnh nhân nhập viện vì viêm gan siêu A có dấu hiệu gia tăng, có trường hợp tiến triển nặng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong nên người dân cần đề phòng căn bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại…
Bác sĩ khuyến cáo, viêm gan siêu vi A (VGSV A), căn bệnh viêm gan “bị lãng quên” đang có dấu hiệu gia tăng, nhất là do cách ăn uống không đảm bảo vệ sinh ở đường phố.
Tại Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, một bệnh nhân nam (26 tuổi) đã nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, sốt nhẹ, buồn nôn, đi tiểu nước tiểu vàng sậm, vàng mắt, vàng da. Bệnh nhân được thử men gan thì kết quả cho thấy men gan tăng cao bất thường, hơn 200 lần so với bình thường. Bệnh nhân cũng có dấu hiệu rối loạn đông máu.
Chia sẻ về bệnh nhân này, PGS - tiến sĩ - bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cho biết đây là một trường hợp bị VGSV A nặng. Bệnh nhân đã phải được điều trị tích cực. Trong trường hợp này, nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng, điều trị tích cực và đúng cách thì có thể tử vong.
Bác sĩ Hoàng cảnh báo “Ghi nhận qua quá trình điều trị gần đây cho thấy bệnh VGSV A đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt ở người lớn. Chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây, đã có 13 bệnh nhân nhập viện Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM điều trị VGSV A dạng nặng. Đây là số lượng cao đột biến vì trước giờ không có hiện tượng nhập viện liên tục như vậy”.
Đặc biệt, các trường hợp bệnh nhập viện nói trên đều là người lớn, đang ở độ tuổi đi học đi làm. Trong đó, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 14 tuổi và lớn nhất là 46 tuổi. Còn lại đều khoảng 20 - 30 tuổi. Trong 13 ca nhập viện đó thì đã có đến 10 trường hợp là nam và đa số bệnh nhân VGSV A đều thường xuyên "cơm hàng cháo chợ".
Khuyến cáo của các chuyên gia
Theo bác sĩ Hoàng, VGSV là bệnh phổ biến ở VN. Trong đó, thường gặp là VGSV A, B, C. Tuy nhiên, từ trước đến giờ, người dân chỉ quan tâm nhiều đến VGSV B, C vì hai bệnh này có nhiều khả năng chuyển biến nặng thành xơ gan, ung thư gan. Trong khi đó, VGSV A lây qua đường tiêu hóa, do ăn uống lại ít được quan tâm.
Đặc điểm chính của vi khuẩn viêm gan A là theo thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người. Vì vậy, ăn thức ăn, nước uống không sạch, không được nấu chín kỹ, nhất là các loại ốc sò, hải sản, đồ ăn tái... là nguyên nhân chính gây bệnh VGSV A.
Khuyến cáo người dân hạn chế ăn “cơm hàng cháo chợ” để đảm bảo an toàn VSTP
Qua đó, bác sĩ Hoàng khuyến cáo “Số lượng bệnh nhân VGSV A tăng, có nhiều ca nặng phần nào cho thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang rất cần được lưu ý, đặc biệt là với nhịp sống hiện nay, người dân đi học, đi làm thường xuyên ăn thức ăn ngoài đường phố”.
Ngoài ra, sự thờ ơ của người dân với VGSV A một phần do bệnh này thường ở thể nhẹ. Ở dạng nhẹ, người nhiễm VGSV A hầu như không có biểu hiện ra ngoài nên khó nhận biết và có thể tự khỏi. Vì vậy, đa phần người dân cũng không biết mình đang mắc hoặc đã từng mắc VGSV A.
Để đề phòng VGSV A, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt nên hạn chế “cơm hàng cháo chợ”, ăn uống ngoài đường không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, người dân có thể đề phòng bằng cách chích ngừa VGSV A.
Hải Yến
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.