Đâu là thủ phạm gây bệnh tim và tiểu đường

2/19/2016 8:19:17 AM
Theo con số thống kê cho thấy, theo thời gian, xu hướng phát triển của xã hội thì số lượng bệnh nhân bị bệnh tim và tiểu đường ngày một gia tăng.

 

Theo con số thống kê cho thấy, theo thời gian, xu hướng phát triển của xã hội thì số lượng bệnh nhân bị bệnh tim và tiểu đường ngày một gia tăng. Trong đó, nguyên nhân gây bệnh là yếu tố di truyền,áp lực công việc và chất béo cũng được coi là nguyên nhân chính. Tuy nhiên các bác sĩ khoa tim mạch của Anh lại khẳng định chất béo rất tốt cho tim mạch. Vậy, vấn đề trên được lý giải như thế nào?

Không nên sợ chất béo

Khác với những cảnh báo trước đây, BS Aseem Malhotra đặc biệt coi trọng khi trao đổi với bệnh nhân về việc nên tránh những thực phẩm có nhãn ghi “ít béo” và thay thế chúng bằng những sản phẩm sữa nguyên kem và những chất béo no khác trong chế độ ăn lành mạnh.

Lời khuyên đi kèm với yêu cầu tránh xa bất cứ thứ gì hứa hẹn sẽ làm giảm cholesterol và mang lại sức khoẻ tối ưu cho tim mạch khiến nhiều người ngạc nhiên.Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số trường hợp giảm cholesterol có thể làm tăng tử vong tim mạch, bởi ở những người khỏe mạnh trên 60 tuổi, cholesterol cao có liên quan với giảm nguy cơ tử vong.

Không chỉ vậy, lời khuyên còn khởi nguồn từ việc dù luyện tập và có chế độ ăn nhiều tinh bột, đường kiểu ngũ cốc có đường, bánh mỳ nướng, nước cam... cho bữa sáng; bánh mỳ kẹp cho bữa trưa và mỳ Ý cho bữa tối nhưng vòng 2 của bác sĩ vẫn tăng lên.

Tác hại khủng khiếp của đường

Thời gian gần đây, các chuyên gia cho rằng ăn chất béo ở mức tối thiểu là chìa khóa cho sức khỏe và vóc dáng.Vì thế, carbohydrat, hay chất bột đường, đã trở thành trung tâm trong bữa ăn của nhiều người. Tuy nhiên, không vì thế mà vòng bụng của họ giảm sút cho dù họ có tích cực tập luyện thế nào đi nữa.

Năm 2012, một bài báo có tiêu đề "Sự thật “đen tối” về đường” của GS Robert Lustig tại Trung tâm Đánh giá Béo phì Đại học California, được đăng trên tạp chí Nature với nội dung cảnh báo đường nguy hiểm cho sức khỏe con người đến mức nó đáng bị gắn nhãn cảnh báo như rượu.Kể từ đó, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy không phải lượng calo, mà thứ chúng ta ăn, mới là nguyên nhân gây béo phì.

 

Tương tự, Hội đồng Công nghệ Y tế Thụy Điển đã bày tỏ quan điểm sau 2 năm xem xét với sự tham gia của 16 nhà khoa học, đó là một chế độ ăn nhiều chất béo, ít carbonhydrat không chỉ tốt nhất cho giảm cân, mà còn giảm nhiều chỉ báo nguy cơ tim mạch ở những người béo phì. Hoặc nói một cách khác là bạn sẽ không bị béo do ăn đồ béo.

Kết quả nghiên cứu về cholesterol trong thập niên 60

Trên thực tế, quan điểm về cholesterol lần đầu tiên được đưa ra vào những năm 1960, sau khi nghiên cứu Tim Framingham - một nghiên cứu danh tiếng trên thế giới - khẳng định cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim.

Tuy nhiên, nghiên cứu này đã bỏ qua một số thống kê phức tạp hơn nhiều như cứ giảm 1mg/dl cholesterol mỗi năm ở các đối tượng nghiên cứu thì tử vong do tim mạch tăng 14% và tăng 11% trong 18 năm tiếp theo đối với những người ở độ tuổi trên 50.Đó không phải là những số liệu duy nhất đã bị loại khỏi thông điệp “kỳ thị” cholesterol hiện nay.

Mối liên quan giữa chất béo và cholesterol

Năm 2013, một nhóm chuyên gia đã nghiên cứu dữ liệu chưa được công bố từ một nghiên cứu thực hiện trong những năm 1970 có tên là Sydney Diet Heart. Kết quả, họ phát hiện ra rằng bệnh nhân tim ăn bơ thực vật thay cho bơ bị tăng tỉ lệ tử vong, mặc dù cholesterol toàn phần trong máu giảm 13%.

Còn nghiên cứu Tim Honolulu công bố trên tạp chí Lancet năm 2001 kết luận lượng cholesterol toàn phần ở người trên 60 tuổi tỷ lệ nghịch với nguy cơ tử vong bởi bản thân cholesterol thấp không phải là dấu hiệu tốt, nó chỉ có tác dụng khi đi kèm với những chỉ báo quan trọng khác, như giảm kích thước vòng eo và giảm các chỉ báo trong máu về bệnh tiểu đường.

Ngược lại, một loạt bằng chứng cho thấy chế phẩm sữa nguyên kem bảo vệ cơ thể trước bệnh tim và bệnh tiểu đường týp 2. Bản chất của việc sử dụng dầu ô liu nguyên chất, hạt có vỏ cứng, cá có dầu và rau trong chế độ ăn sẽ giúp giảm nhanh huyết khối và viêm là nhờ các polyphenol và axít béo omega 3 dồi dào chứ không phải là giúp làm giảm cholesterol.

Năm 2014, hai nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Y học Cambridge (Mỹ) đã kết luận các chất béo no trong máu đến từ các sản phẩm sữa tỷ lệ nghịch với bệnh tiểu đường týp 2 và bệnh tim.Nghiên cứu cũng tình cờ phát hiện ra rằng việc ăn tinh bột, đường và rượu khuyến khích sản sinh các axít béo do gan tạo ra, có tương quan với tăng nguy cơ của những căn bệnh chết người này.

Chất bột đường tàn phá sức khỏe của người bệnh tiểu đường

Thiệt hại lớn nhất mà thông điệp “chống chất béo, ủng hộ chất bột đường” gây ra trong những thập kỷ gần đây là bệnh tiểu đường týp 2.Rất nhiều bệnh nhân bị bệnh tiểu đường týp 2 là hệ quả của sự ngộ nhận nguy hiểm rằng chế độ ăn ít chất béo, nhiều carbohydrat sẽ lành mạnh nhất.Tuy nhiên, đây là một ngộ nhận vô cùng tai hại.

Đầu năm 2016, một đánh giá quan trọng trên tạp chí uy tín Nutrition đã kết luận rằng chế độ ăn hạn chế carbohydrat là một trong những can thiệp hiệu quả nhất để giảm các đặc tính của hội chứng chuyển hóa.BS Malhotra cho rằng sẽ tốt hơn nếu đổi tên bệnh tiểu đường týp 2 thành “bệnh không dung nạp carbohydrat”, và cần thay đổi quan niệm của cộng đồng về bệnh này: đó là dù một số thuốc kiểm soát đường huyết có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh thận, bệnh mắt và bệnh thần kinh ở một mức độ nhất định, song chúng thực sự không có bất kỳ tác động nào lên đau tim, nguy cơ đột quỵ hoặc giảm tỷ lệ tử vong?

Trong thực tế, việc lạm dụng thuốc tiểu đường thực sự gây đường huyết thấp nguy hiểm và là nguyên nhân của khoảng 100.000 lượt khám cấp cứu mỗi năm tại Mỹ.

Từ nhận định trên, BS Malhotra khuyên hãy chọn một gói bơ, một chai dầu ô liu nguyên chất, thay cho món đồ “ít béo” quen thuộc, trái tim sẽ biết ơn bạn vì điều đó.

Tổng hợp

Các tin khác