Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim khi tập thể dục
Đổ mồ hôi khi tập thể dục là chuyện bình thường. Nhưng nếu đó là mồ hôi lạnh kết hợp với cảm giác buồn nôn, bạn cần kiểm tra lại sức khỏe tim mạch.
Thường xuyên tập thể dục là cách để cải thiện sức khỏe tim mạch. Nhưng đôi khi tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đặc biệt là ở những người có bệnh tim và không theo dõi hoạt động của bộ phận này đúng cách.
Trong lúc tập thể dục, có thể bạn đã bỏ qua rất nhiều biểu hiện sớm của bệnh tim mạch. Ảnh: MyHeart.
Tập thể dục rất quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim. Hoạt động này thường an toàn với mọi người nhưng bạn nên đề phòng nếu nằm trong các trường hợp sau:
– Bác sĩ đã cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
– Bạn vừa trải qua cơn đau tim hay gặp một số vấn đề liên quan đến tim.
– Trước đây bạn ít khi vận động mạnh hoặc không tập thể dục.
Những người đã được chẩn đoán bệnh tim thường biết cách tập thể dục điều độ, an toàn. Tuy nhiên, nếu mới tập thể dục, chưa được chẩn đoán sức khỏe tim mạch và thấy một vài triệu chứng lạ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khó chịu vùng ngực
Một số cơn đau tim có thể bắt đầu bằng cơn đau ngực đột ngột, dữ dội. Nhưng nhiều người bắt đầu với cảm giác khó chịu nhẹ, áp lực, khó chịu ở vùng ngực hoặc tức ngực. Cơn đau có thể âm ỉ, đến và đi rất nhanh nên nhiều người bỏ qua nó. Nếu triệu chứng này kéo dài trong vài phút, bạn nên ngừng tập thể dục và đi khám bác sĩ.
Khó thở
Cảm giác khó thở bất thường cùng việc khó chịu trong ngực khi hoạt động thể chất có thể là tiền thân của một cơn đau tim. Khó thở có thể xảy ra trước khi bạn thấy khó chịu ở ngực hoặc thậm chí bạn không hề có cảm giác gì ở vùng ngực.
Chóng mặt hoặc choáng váng
Hoạt động thể chất có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng lại là điều bất thường. Nếu xuất hiện dấu hiệu này bạn nên dừng tập ngay lập tức.
Nhịp tim bất thường
Bất cứ ai cũng nên sử dụng đồng hồ đo nhịp tim khi tập thể dục. Ảnh: Memorial Sloan Kettering Cancer Center.
Nếu bạn thấy tim đập quá nhanh, mạnh, loạn nhịp bất thường đó cũng là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tim mạch.
Khó chịu ở nhiều cơ quan khác
Vấn đề về tim không chỉ biểu hiện ở vùng ngực mà còn gây ra cảm giác ở các vùng khác. Đó có thể là cảm giác khó chịu, đau hoặc sức ép lớn trong cánh tay, lưng, cổ, hàm hay dạ dày. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu lan dần từ ngực tới xương hàm hoặc từ cổ tới vai, cánh tay hoặc ngược lại.
Đổ mồ hôi bất thường
Mặc dù đổ mồ hôi khi tập thể dục là bình thường nhưng nếu đó là mồ hôi lạnh kết hợp với việc buồn nôn thì trái tim đang mách bảo bạn nên ngừng tập và tìm đến bác sĩ.
Nhịp tim tối đa = 220 – số tuổi của người đó. Ví dụ, một người 25 tuổi thì nhịp tim tối đa người này có thể chịu được là: 220 – 25 = 195 nhịp/phút.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Zing)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.