Danh sách những thực phẩm rất độc nếu ăn sống

10/15/2020 3:17:00 PM
Một số thực phẩm khi ăn sống sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng ngược lại những thực phẩm này sẽ rất độc nếu ăn sống không qua chế biến. Đó là những thực phẩm nào không nên ăn sống?

 

Một số thực phẩm khi ăn sống sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng ngược lại những thực phẩm này sẽ rất độc nếu ăn sống không qua chế biến. Đó là những thực phẩm nào không nên ăn sống?

Hàu sống

Hàu là một loại động vật thân mềm có vỏ sống chủ yếu ở vùng nước mặn. Hàu chứa hàm lượng calo thấp nhưng lại vô cùng giàu dinh dưỡng bao gồm: protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác. Hàu được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: hàu nướng phô mai, hàu nướng mỡ hành, hàu tái chanh, canh hàu,…Món hàu sống là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng hàu sống có nguy cơ cao trở thành thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm nếu ăn sống chưa qua chế biến.

Hàu sinh sống ở dưới nước nên dễ chứa các vi khuẩn như norovirus (gây viêm ruột, viêm dạ dày), vibrio (gây bệnh tả), ...Nhiều trường hợp sau khi ăn hàu sống đã gặp phải tình trạng nguy kích, phải cắt cụt chi thậm chí là tử vong sau khi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người vibrio vulnificus từ chúng.

Danh sách những thực phẩm rất độc nếu ăn sống

Do đó, những người thuộc đối tượng như: phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch tuyệt đối không nên ăn hàu sống. Hãy cố gắng chế biến hàu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khoai tây

Khoai tây không chỉ được sử dụng nhiều trong làm đẹp, chế biến nhiều món ăn ngon khác nhau. Khoai tây còn rất tốt cho cơ thể như: kháng viêm, giảm đau, cải thiện hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm căng thẳng, hạ huyết áp,…Nhưng khoai tây có thể gây đầy hơi và nhiều vấn đề về tiêu hóa khi được ăn sống chưa qua chế biến. Ngoài ra, khoai tây sống cũng dễ phát triển thành độc tố nếu chúng được bảo quản ở nơi có nền nhiệt cao.

Theo New York Times, khoai tây màu xanh lục chứa hàm lượng cao độc tố solanine, có thể gây buồn nôn, đau đầu và các vấn đề về thần kinh. Nếu ăn loại khoai tây này sống chưa qua chế biến sẽ rất có hại cho sức khỏe

Sắn

Sắn là thực phẩm khá quen thuộc của người dân Việt. Sắn có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: sắn hấp, xôi sắn, bánh sắn, chè sắn,…

Mặc dù sắn rất tốt nhưng sắn có độc tố thuộc loại glucosid. Chất độc này khi gặp men tiêu hóa, axit hay nước sẽ thủy phân và giải phóng axid cyanhydric (HCN) - độc tố gây chết người. Tuy nhiên, hàm lượng HCN trong sắn khác nhau, phụ thuộc từng giống sắn.

Bên cạnh đó, sắn còn chứa dẫn xuất của xyanua. Nếu ăn sống, cơ thể sẽ hấp thu chất này vào cơ thể và gây suy nhược hệ thần kinh, ngộ độc, tổn thương nội tạng.

Do đó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng ngừa ngộ độc khi ăn sắn chỉ ăn sắn sau khi chín hoàn toàn, tuyệt đối không ăn sắn đã bị mốc hoặc sắn còn sống.

Các loại đậu

Đậu xanh không chứa độc tố nhưng khi chưa được nấu chín, chúng chứa hàm lượng lectin cao và gây các vấn đề tiêu hóa.

Đậu lima chứa cyanogenic glycoside. Đây là chất độc tự nhiên có tác dụng bảo vệ thực vật. Khi chúng ta nhai sống đậu lima, độc dược này sẽ kết hợp enzym trong nước bọt và giải phóng chất hóa học gây chết người.

Đậu tây sau khi chế biến rất tốt cho sức khỏe nhưng đậu tây sống có chứa phytohemagglutinin - loại protein thực vật kịch độc. Theo giáo sư Glatter cho biết người ăn phải phytohemagglutinin có thể bị buồn nôn, tiêu chảy.

Sữa chưa tiệt trùng

Sữa chưa tiệt trùng là loại đồ uống ưa thích của nhiều người. Nhưng theo Giáo sư Robert Glatter tại Bệnh viện Lenox Hill, Northwell Health, Mỹ cho hay sữa tươi nguyên chất chưa tiệt trùng có khả năng chứa vi khuẩn E. coli hoặc salmonella.

Hạnh nhân

Hạnh nhân là loại hạt cực tốt cho sức khỏe. Nhưng theo giáo sư Glatter cảnh báo hạnh nhân chưa được nấu chín chứa axit hydrocyanic. Chỉ cần ăn 7-10 hạt hạnh nhân sống là đủ đoạt mạng một đứa trẻ. Ở người lớn, nếu ăn 12-70 hạt, chúng ta sẽ tử vong nguy hiểm đến tính mạng.

Cà tím

Cà tím là loại rau củ được sử dụng nhiều trong việc chế biến món ăn. Cà tím chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: protid, cellulose, đường, chất béo, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP) và khoáng chất vi lượng (Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn)

Nhưng theo Viện Nghiên cứu Permaculture (Mỹ), một quả cà tím sống chứa khoảng 11 miligram solanin. Loại alkaloid có thể gây độc nếu tích tụ đủ lớn. Cà tím nếu ăn sống sẽ dẫn đến hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy.

Thịt gia cầm và heo

Thịt gia cầm chưa được nấu chín tiềm ẩn nguy cơ chứa vi khuẩn gây ngộ độc cao là campylobacter và calmonella. Chúng lây nhiễm sang thực phẩm trong quá trình giết mổ gia cầm. Gây ra tình trạng buồn nôn, tiêu chảy nếu chưa được nấu chín kỹ.

Phòng ngừa

+ Cần trọng khi vệ sinh chế biến và bảo quản thực phẩm thịt gia cầm, thịt heo

 + Chế biến kỹ nấu chín ở nhiệt độ thích hợp: thịt bò xay nấu đến 71,1 độ C; steak, thịt quay, sườn, thịt lợn, thịt bê nấu ở ít nhất 62,8 độ C; gà cần nấu ở ít nhất 73,9 độ C

+ Để phá hủy lectin trong đậu tây, bạn chỉ cần ngâm nước, sau đó để ráo và bắc lên bếp nấu chín là được.

+ Khi sơ chế sắn nên bóc sạch hoàn toàn lớp vỏ bao bọc bên ngoài, sơ chế trước khi nấu và nấu chín kỹ. Khi đun nhớ mở nắp vung, thay nước luộc 2-3 lần

+ Nhằm giảm độc tố trong sắn bạn có thể cắt lát và phơi khô

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo người dân cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc như:

+  Bảo quản thịt sống, gia cầm, hải sản và trứng tách biệt với các thực phẩm khác

+ Rau sống, hoa quả cần được rửa dưới vòi nước sạch trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.

+ Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chin

+ Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác

+ Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn

+ Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

 + Ăn ngay sau khi nấu

+ Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

+ Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn

+ Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác