Đã có thể tải kiến thức vào não người?
Tải "trực tiếp" kiến thức trực tiếp vào não người, chuyện giống bộ phim viễn tưởng Ma trận (Matrix) hóa ra là hiện thực khi các nhà khoa học thử nghiệm thành công.
Chiếc mũ có gắn điện cực trong nghiên cứu truyền kiến thức trực tiếp vào não người - Ảnh: Telegraph
Theo báo Telegraph (Anh), các nhà nghiên cứu của trung tâm HRL Laboratories có trụ sở tại California, Mỹ cho biết, họ đã phát triển được một thiết bị mô phỏng có thể giúp truyền trực tiếp những thông tin vào não người và dạy họ những kỹ năng mới trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Nhóm nghiên cứu ví nó với hiện tượng được gọi là "life imitating art", tức là hiện tượng bắt chước tâm thức con người, rập khuôn theo nghệ thuật.
Nhóm nghiên cứu cho rằng đó có thể là bước đầu tiên trong việc phát triển một phần mềm cao cấp có thể biến khả năng học tức thời trong phim giả tưởng Ma trận (Matrix) thành hiện thực. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Frontiers in Human Neuroscience.
Nếu như trong phim, nhân vật Neo có khả năng học võ chỉ trong vài giây sau khi mọi chiêu thức của nó được "tải" trực tiếp vào bộ não của anh này, thì các nhà nghiên cứu ở California cho rằng, họ đã tìm ra cách thức đẩy nhanh tốc độ học, chỉ là với một mức độ và quy mô nhỏ hơn rất nhiều so phim mà thôi.
Nhóm chuyên gia nghiên cứu về các tín hiệu điện tử trong bộ não của một phi công lành nghề, sau đó truyền các dữ liệu này vào bộ não của những học viên mới bắt đầu khi họ học cách điều khiển một chiếc máy bay trong môi trường giả tưởng.
Nghiên cứu cho thấy, những người nhận được sự kích thích não bộ thông qua những chiếc mũ có đính điện cực đã có sự cải thiện kỹ năng lái máy bay của họ, và có thể học kỹ năng này tốt hơn 33% so với nhóm đối chiếu.
Tiến sĩ Matthew Phillips thuộc nhóm nghiên cứu cho biết: "Hệ thống của chúng tôi là một trong những hệ thống đầu tiên thuộc loại này. Nó là một hệ thống kích thích não bộ. Nghe thì có vẻ giống như chuyện khoa học giả tưởng, nhưng hệ thống của chúng tôi đã được phát triển trên một nền tảng khoa học rất lớn".
Nhà nghiên cứu lý giải thêm: "Nhiệm vụ cụ thể mà chúng tôi đang xem xét là việc lái một chiếc máy bay. Điều này đòi hỏi sự tổng hòa của việc nắm vững kỹ thuật lẫn hoạt động của động cơ.
"Khi bạn học một kiến thức mới, bộ não của bạn cũng sẽ thay đổi về mặt vật lý. Các kết nối sẽ được tạo ra và được củng cố trong một quá trình gọi là neuro-plasticity. Những chức năng cụ thể của não như ngôn ngữ và trí nhớ, đều nằm ở những khu vực rất cụ thể của bộ não, cỡ bằng ngón tay út của bạn".
Tiến sĩ Matthews tin rằng sự kích thích não bộ rốt cuộc sẽ được ứng dụng trong việc học các kỹ năng mới rất "đời thường" như lái xe, ôn thi và học ngoại ngữ.
Ông nói thêm: "Những gì mà hệ thống của chúng tôi đang làm chỉ là nhắm vào những thay đổi đó trong các khu vực cụ thể của bộ não khi bạn học".
"Trên thực tế phương pháp này đã rất cổ xưa. Những người Ai Cập cổ đại từ 4.000 năm trước đã sử dụng các loại cá điện để kích thích và giảm đau. Tuy nhiên các nhà khoa học chỉ thực sự bắt đầu nghiên cứu về những phương pháp này từ đầu những năm 2000 và chúng tôi căn cứ vào nghiên cứu đó để định vị và cá nhân hóa biện pháp kích thích não theo cách thức hiệu quả nhất".
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo TTO)
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.