Chuyên gia chỉ dẫn chế độ ăn để không bị sỏi mật
Sỏi túi mật là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên hiện nay số người bị bệnh sỏi mật đang gia tăng vì vậy người dân cần hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh.
Nguyên nhân gây sỏi mật
Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật thường gặp nhất đang có xu hướng gia tăng. Sỏi mật là tình trạng xuất hiện viên sỏi trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật. Theo thống kê, sỏi mật có thể ở đường dẫn mật trong gan nơi giao nhau giữa ống dẫn mật và túi mật, hoặc ở ống mật chủ, hoặc trong túi mật.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra sỏi mật một phần do bệnh viêm túi mật mạn tính, sỏi mật phát sinh ra là do cholesterol, ngoài ra còn do ứ đọng mật và nhiễm khuẩn túi mật, trong đó yếu tố chủ yếu là do giun.
Ngoài những yếu tố trên hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi khuẩn đường ruột phát triển dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật. Qua đó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.
Thông thường sỏi mật được chia làm hai loại gồm sỏi sắc tố mật (chủ yếu là bilirubinat canxi) tuy nhiên thường ít gặp. Một loại khác là sỏi cholesterol, loại sỏi này thường đi đôi với việc có cholesterol cao trong máu.
Những đối tượng dễ mắc bệnh sỏi mật
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trường đại học Kentucky (Mỹ) về yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi túi mật, béo phì là một nguy cơ chính. Đặc biệt người có vòng eo trên 91,5cm nguy cơ phải mổ lấy sỏi mật cao gấp 2 lần người có vòng eo dưới 66cm. Tương tự, chỉ số eo/hông từ 0,86 trở lên tăng 40% nguy cơ bị sỏi mật so với người có chỉ số dưới 0,7.
Tại Việt Nam, thống kê của một bệnh viện Trung ương cho thấy có 20/48 trường hợp sỏi mật là do béo phì (41,67%).
Chế độ dinh dưỡng khoa học để nói không với sỏi mật
Chế độ ăn giảm mỡ
Theo các chuyên gia, các thực phẩm chứa nhiều mỡ là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chức năng gan, mật.
Việc tiêu thụ nhiều mỡ khiến cho mật xuống ruột không điều hòa, kích thích túi mật co bóp quá mạnh. Vì vậy cần hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng...
Chế độ ăn tăng đạm
Chế độ ăn tăng đạm giúp chống thoái hóa mỡ tế bào gan. Nguyên nhân do chất cholin có thể chống lại sự xâm nhập mỡ vào gan gây ra bởi chế độ thiếu đạm.
Methionin là một axit amin thiết yếu có nhiều trong các chất đạm (casein) của sữa giúp cho sự tổng hợp cholin. Trong đó cholin và methionin được gọi là các chất tiền mỡ (lipotrope) vì nó có tác dụng chuyển các chất béo từ gan đến các kho dự trữ mỡ ở dưới da.
Tăng glucid
Bình thường một phần glucid của chế độ ăn được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen, chức năng chuyển hóa và dự trữ glycogen giúp gan phát huy được vai trò giải độc.
Trong trường hợp gan bị tổn thương thì glycogen bị giảm đi. Do đó phải tăng glucid trong chế độ ăn để tăng dự trữ glycogen, giảm sự xâm nhập mỡ vào gan.
Ngoài những yếu tố trên cần tăng cường các loại vitamin, nhất là các vitamin tan trong dầu A, D, E, K. Đặc biệt là uống đủ nước và hạn chế muối dưới 6g/ngày.
Để áp dụng những yêu tố trên vào cuộc sống, người dân cần bổ sung thức ăn giàu đạm gồm thịt nạc, cá nước ngọt, sữa tách bơ (rất giàu cholin), đậu đỗ cần nấu nhừ, đậu phụ, trứng gà tươi 1-2 quả/tuần.
Lưu ý: Nên chế biến các món luộc, hấp, hạn chế xào, rán. Tránh ăn phủ tạng động vật như gan, tim, bầu dục...
Bổ sung thức ăn giàu vitamin và muối khoáng có trong rau tươi khoảng 400-500g và các loại rau quả tươi có nhiều đường fructose dễ hấp thu. Ngoài ra bổ sung trong thực đơn hàng tuần thức ăn giàu glucid, dễ tiêu lại không ảnh hưởng đến mật như ngũ cốc, các loại khoai củ...
Theo suckhoedoisong.vn
Các tin khác
-
Hiểu ký hiệu trên đồ nhựa để lựa chọn cho đúng, an toàn cho sức khỏe
Trên mỗi đồ nhựa gia đụng đều có những ký hiệu riêng cho từng sản phẩm để cho thấy chúng được sản xuất từ loại vật liệu nào. Vậy bạn đã hiểu rõ những ký hiệu trên đồ nhựa đó có ý nghĩa như nào hay chưa? -
Chóng mặt và các dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng
Mất nước xảy ra khi bạn mất nhiều nước hơn lượng nước nạp vào. Khi điều này xảy ra, cơ thể bạn không có đủ nước để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quan trọng như thở, tiêu hóa và các chức năng thiết yếu khác. -
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, lành tính có nghĩa là nó không nghiêm trọng lắm. Người bệnh sẽ không gặp vấn đề gì nguy hiểm. -
Phân biệt chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương
Nguyên nhân của chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương. Làm thế nào để phân biệt được chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương? -
Chóng mặt ngoại biên: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
Nếu bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị chóng mặt ngoại biên, bạn có rất nhiều người đồng hành. Đây là loại chóng mặt phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp là do tai trong có vấn đề, nơi kiểm soát sự thăng bằng. -
Chóng mặt: nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu tiền đình
Những người bị chóng mặt thường có các dấu hiệu buồn nôn, quay, nghiêng, lắc lư, không cân bằng,...Vậy nguyên nhân của chóng mặt do đâu, điều trị chóng mặt như thế nào? -
Nước có ga: lợi, hại, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Nước có ga là gì, bạn đã biết cách phân biệt nước khoáng, nước có ga, nước bổ có ga hay chưa? Nước có ga có ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng hay không? -
Chứng mất ngủ kinh niên: phân loại, đã có cách điều trị hiệu quả
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, mất ngủ kinh niên trong đó bạn có thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc cả hai. -
Tập thể dục ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng giấc ngủ
Làm thế nào để tập thể dục đem lại giấc ngủ ngon -
Bao lâu nên thay các vật dụng này trong nhà tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Bạn có biể tất cả các vật dụng trong nhà đều có hạn sử dụng. Nhưng nếu cố gắng dùng tiếp để tiết kiệm thì có thể bạn đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cơ thể.