Chóng mặt và các dấu hiệu của mất nước nghiêm trọng
Nước rất quan trọng đối với cơ thể và sức khỏe của chúng ta. Trong thực tế,khoảng 60% trọng lượng cơ thể của chúng ta được tạo thành từ nước.Mất nước xảy ra khi bạn mất nhiều nước hơn lượng nước nạp vào. Khi điều này xảy ra, cơ thể bạn không có đủ nước để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ quan trọng như thở, tiêu hóa và các chức năng thiết yếu khác.
Mặc dù bạn có thể bị mất nước chỉ đơn giản là uống không đủ nước, nhưng nó cũng có thể xảy ra do:
+ Bị sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy
+ Tăng tiết mồ hôi do tập thể dục hoặc ra ngoài trong thời tiết nóng ẩm
+ Đi tiểu quá nhiều, có thể xảy ra do các bệnh như tiểu đường hoặc do dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu hoặc một số loại thuốc huyết áp
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn các triệu chứng chóng mặt do mất nước và các triệu chứng khác cần chú ý.
Một trong số các triệu chứng mất nước là chóng mặt, có thể được cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả cảm giác quay cuồng với các cảm giác:
+ Lâng lâng
+ Lắc lư không vững
+ Đổ đổ, nghiêng nghiêng
+ Chông chênh
+ Những cơn choáng thoáng qua
+ Buồn nôn
Các triệu chứng tồi tệ hơn khi bạn đứng hoặc di chuyển. Người bệnh có nhu cầu ngồi hoặc nằm xuống
Người bị mất nước có thể bị chóng mặt. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là có những bệnh khác cũng có thể gây là hiện tượng này ví dụ như các vấn đề về tai trong, đau nửa đầu.
Bạn có thể tự hỏi tại sao chóng mặt lại xảy ra khi bạn bị mất nước. Làm thế nào để phòng tránh mất nước dẫn đến chóng mặt?
Khi bạn bị mất nước, cơ thể bạn không có đủ chất lỏng để hoạt động hiệu quả. Điều này có thể có tác động đến nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hệ tuần hoàn.Những người bị mất nước thường bị giảm huyết áp hoặc giảm lượng máu. Máu có thể không đến não theo cách mà nó vẫn làm. Ít hơn hoặc chậm hơn v.v. Điều này sẽ dẫn đến cảm giác chóng mặt.
Huyết áp thấp có thể gây ra chóng mặt tuy nhiên huyết áp thấp do mất nước thường gây ra cảm giác lâng lâng, giống như bạn sẽ ngất đi nếu nó trở nên tồi tệ hơn.
Nhưng có thể có những trường hợp huyết áp thấp có thể gây ra cảm giác chóng mặt quay cuồng. Nó không phổ biến như cảm giác lâng lâng.
Các dấu hiệu mất nước khác là gì?
Một số triệu chứng mất nước khác cần chú ý bao gồm:
- Khát nước.
Cảm thấy khát là cách cơ thể nói với bạn rằng bạn cần uống nhiều nước hơn.
- Giảm đi tiểu.
Khi bạn bị mất nước, cơ thể sẽ phát tín hiệu cho thận để giữ lại nước. Do đó, bạn có thể sẽ đi tiểu ít hơn.
- Nước tiểu đậm.
Nếu bạn được cung cấp đủ nước, nước tiểu của bạn thường có màu trong hoặc vàng nhạt. Nước tiểu sẫm màu cho thấy nước tiểu đã trở nên cô đặc hơn.
- Táo bón.
Ruột già (ruột kết) chịu trách nhiệm hấp thụ nước từ thức ăn. Khi không có đủ nước, phân có thể trở nên cứng hơn, khó đi ngoài hơn.
- Khô miệng, môi hoặc da.
Khi cơ thể mất nước, môi, da bị khô, bong tróc, nứt nẻ.
- Mệt mỏi.
Mất nước khiến cơ thể bạn khó thực hiện các chức năng bình thường khiến bạn có thể cảm thấy lờ đờ hoặc mệt mỏi hơn bình thường.
- Đau đầu.
Đau đầu do mất nước khá phổ biến. Nghiên cứu năm 2004phát hiện ra rằng 1/10 người tham gia nghiên cứu bị đau đầu do mất nước. Điều này đã được giải tỏa bằng cách uống nước.
Nên làm gì nếu nhận thấy rằng mình bị chóng mặt là do mất nước?
Nếu bạn đang cảm thấy chóng mặt do mất nước, bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp giảm bớt các triệu chứng của mình:
- Bù nước.
Cố gắng bổ sung nước bị mất càng sớm càng tốt. Tập trung vào việc uống nước. Nước uống thể thao hoặc dung dịch bù nước uống cũng có thể hữu ích để phục hồi chất điện giải đã mất nhanh chóng.
- Ngồi xuống.
Chuyển sang tư thế ngồi cho đến khi hết chóng mặt. Khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn, hãy đứng dậy từ từ.
- Di chuyển từ từ.
Hãy nhớ rằng chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ té ngã. Nếu bạn phải di chuyển, hãy đi từ từ. Cố gắng nắm một cái gì đó trong trường hợp bạn mất thăng bằng.
- Tránh một số hoạt động nhất định.
Một số hoạt động có thể nguy hiểm khi bạn cảm thấy chóng mặt. Tránh lái xe, vận hành máy móc hoặc trèo lên bất cứ thứ gì.
Khi nào cần chăm sóc y tế
Một số dấu hiệu cảnh báo cần chú ý vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng mất nước nghiêm trọng:
- Nhịp tim nhanh
- Cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng
- Gặp khó khăn khi đi bộ hoặc di chuyển
- Bị tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài hơn 24 giờ
Mất nước nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Các vấn đề về tiết niệu và thận
- Co giật do lượng natri và kali thấp
- Kiệt sức vì nóng hoặc say nắng
- Sốc giảm thể tích, một tình trạng đe dọa tính mạng do lượng máu thấp
Tình trạng mất nước có thể được điều trị tại bệnh viện bằng dịch truyền tĩnh mạch (IV) và chất điện giải.
Ngăn ngừa mất nước
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC)không có khuyến nghị cụ thể về lượng nước hàng ngày.Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế uống 8 cốc nước mỗi ngày là mục tiêu hợp lý đối với hầu hết mọi người cũng là để đề phòng mất nước.
Ngoài ra, Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia lưu ý rằng lượng nước đủ hàng ngày là:
+ 2,7 lít (91 ounce) mỗi ngày cho phụ nữ
+ 3,7 lít (125 ounce) mỗi ngày cho nam giới
Lượng nước hàng ngày cho cơ thể không chỉ bao gồm nước bạn uống mà còn cả lượng nướccơ thể nhận được từ các loại thực phẩm, đồ uống khác, chẳng hạn như:
+ Trái cây có hàm lượng nước cao như dưa hấu, dâu tây, dưa đỏ và cam
+ Rau có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như rau diếp, bắp cải và cần tây
+ Súp
+ Đồ uống như sữa không béo, trà thảo mộc, nước trái cây và đồ uống thể thao
Hãy tạo cho mình thói quen mang nước theo người để không quên uống nước nhất là khi:
+Tập thể giục,
+ Chuẩn bị vào bàn làm việc,
+Thời tiết nóng,
+ Đang thực hiện các công việc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
+ Bị sốt,
+ Bị nôn mửa hoặc tiêu chảy,
Đừng đợi cho đến khi bạn cảm thấy khát mới uống nước.
Các nguyên nhân khác của chóng mặt
Có những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chóng mặt. Nhiều nguyên nhân trong số này liên quan đến các vấn đề với tai trong, giúp kiểm soát cảm giác thăng bằng của bạn. Các tình trạng tai trong có thể gây chóng mặt bao gồm:
+ Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), tình trạng mà những thay đổi vị trí của đầu dẫn đến chóng mặt trong thời gian ngắn.
+ Bệnh Meniere, một tình trạng hiếm gặp ở tai trong liên quan đến chứng ù tai và mất thính giác, tình trạng viêm các đoạn chứa đầy chất lỏng của tai trong
+ Viêm dây thần kinh tiền đình, tình trạng viêm dây thần kinh tiền đình trong tai trong của bạn
Các tình trạng khác cũng có thể gây chóng mặt bao gồm:
+ Đau nửa đầu
+ Đột quỵ
+ Bệnh đa xơ cứng
+ Chấn thương đầu
+ U não
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc động kinh và thuốc động kinh và salicylat
Suckhoecuocsong.vn (lược dịch theo healthline.com)
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.