Chế tạo viên pin có thể dùng được trong 28.000 năm không cần sạc
Mới đây một công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB) có trụ sở tại Mỹ đã nghiên cứu, chế tạo ra loại pin có thể dùng được 28.000 năm không cần sạc. Vậy viên pin này được chế tạo bằng nguyên liệu gì mà có thể dùng lâu đến vậy?
Công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB) đã tiến hành nghiên cứu chế tạo ra loại pin có thể sử dụng được 28.000 năm mà không cần sạc, được đặt tên là pin nano kim cương.
Theo các nhà nghiên cứu của công ty này cho biết họ đã sử dụng chất thải hạt nhân để chế tạo nên viên pin này. Theo đó, viên pin này hoạt động giống như máy phát điện, sử dụng chất phóng xạ còn sót lại từ lò phản ứng hạt nhân để tạo ra năng lượng giúp cho viên pin hoạt động trong thời gian dài không cần nạp điện giống như một số loại pin thông thường.
Đây được xem là một giải pháp sử dụng hiệu quả bởi nếu không được xử lý đúng cách, các khối phóng xạ rất nguy hiểm, khó bảo quản an toàn.
Công ty sản xuất cũng đã tinh chế các khối than chì phóng xạ để tạo ra lớp kim cương từ đồng vị carbon 14, được phủ trong lớp kim cương khác làm từ carbon 12 để bảo vệ vật liệu phóng xạ. Cấu trúc này có thể được áp dụng cho các loại pin thông dụng như AA, AAA… Do pin nằm trong một lớp kim cương không phát xạ. Bức xạ sẽ được hấp thụ nên người dùng có thể yên tâm về độ an toàn khi sử dụng loại pin này.
Việc chế tao ra loại pin này sẽ rất có lợi cho một số ngày công nghiệp hiện nay như ô tô điện, xe máy điện, xe đạp điện hay các thiết bị cần hoạt động liên tục như máy tạo nhịp tim.
Hiện tại, công ty Nano Diamond Battery (NDB) cho biết họ đang cải thiện công nghệ để có thể chế tạo ra những viên pin phù hợp cho xe điện, với tuổi thọ lên đến 90 năm. Hi vọng các nhà nghiên cứu sớm hoàn thành và tạo ra những viên pin có tuổi thọ cao giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường,…
Suckhoecuocsong.vn/Theo Zing
Các tin khác
-
Elon Musk cho biết: SpaceX sẽ cố gắng thu hồi tên lửa Super Heavy bằng cách bắt nó bằng tháp phóng
SpaceX sẽ thử một cách tiếp cận khác để hạ cánh tên lửa Super Heavy bằng cách bắt nó bằng tháp phóng. -
Phát triển thiết bị cấy vỏ não hồi phục thị lực người mù
Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, thí nghiệm các nhà khoa học tại Đại học Monash, Australia đã tạo ra được một thiết bị có thể hồi phục thị lực cho người mù. -
Phát triển khẩu trang kháng khuẩn có thể tái sử dụng 1.000 lần
Loại khẩu trang kháng khuẩn mới được các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne phát triển có thể tái sử dụng1.000 lần. -
Ấn Độ chế tạo robot hái dừa cho năng suất cao hơn cả con người
Nhằm nâng cao năng suất thu hoạch dừa các nhà khoa học tại Ấn Độ đã nghiên cứu chế tạo thành công loại robot hái dừa cho năng suất cao hơn cả con người. -
Phát triển da nhận tạo có thể phản ứng với cơn đau như con người
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học RMIT (Úc) đã phát triển một loại da nhân tạo có thể phản ứng với cơn đau giống như con người. -
Áp dụng công nghệ in 3D sinh học điều trị tổn thương dạ dày
Mới đây các nhà nghiên cứu Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) phát triển phương pháp mới trong xử lý các tổn thương dạ dày bằng cách áp dụng công nghệ in 3D sinh học. -
Elon Musk giới thiệu hệ thống 'kết nối não người với máy tính'
Elon Musk đã giới thiệu hệ thống giao diện thần kinh máy tính - não của Neuralink. Hệ thống này bao gồm một chip nhỏ cấy vào hộp sọ để đọc và ghi lại các hoạt động của não. -
Sáng chế robot cực nhỏ chạy bằng methanol có gì khác biệt
Trước đây các nhà nghiên cứu chế tạo ra các loại robot chạy bằng điện, pin mặt trời,…Nhưng mới đây nhóm các nhà khoa học của Đại học Nam California (Mỹ) đã sáng chế ra mẫu robot mới sử dụng nhiên liệu lỏng methanol -
Nghiên cứu chế tạo loại gạch thông minh có thể thành siêu tụ điện
Mới đây nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Washington ở St. Louis (WUSL) đã nghiên cứu chế tạo gạch thành siêu tụ điện, có thể sạc điện để cung cấp cho các thiết bị điện tử