Chạnh lòng về khoản phí 400 nghìn VNĐ/1 vận động viên tại SEA Games 28

6/11/2015 5:10:48 PM
Ẩn sau ánh hào quang tại các kỳ thể thao, ít ai biết rằng các vận động viên Việt Nam khi tham dự đại hội chỉ được chu cấp tiền ăn, ở, sinh hoạt theo ngân sách của nhà nước. Vì vậy, chi tiêu của họ rất eo hẹp...vừa phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng, luyện tập để thi đấu giành thành tích cao cho nước nhà...

 

 

Ở SEA Games 28, mỗi VĐV Việt Nam khi tham dự chỉ được cấp khoản tiêu vặt 20 USD mỗi ngày, tương ứng với trên 400 nghìn đồng. Vì vậy, mặc dù đã cận kề ngày bế mạc SEA Games 28, hỏi bất cứ tuyển thủ Việt Nam nào đang tranh tài trên đất Singapore đã đi chơi và mua sắm gì chưa, cũng sẽ nhận được một nụ cười lặng lẽ...Câu trả lời là họ phải tập trung tối đa cho việc tập luyện, thi đấu giành thành tích cao nhất, mặt khác do túi tiền...hạn hẹp.

 

 

Những giọt nước mắt hạnh phúc của VĐV Trương Thị Phương khi giành HCV bộ môn canoeing

 

Tham gia đoàn quân dự SEA Games 28, các tuyển thủ được bao cấp toàn bộ chuyện ăn ở, di chuyển...và không phải lo bất cứ việc gì ngoài chuyên môn. Thế nhưng, họ cũng chẳng có gì cho riêng mình, khi mà chỉ được cấp thêm một khoản tiêu vặt 20 USD mỗi ngày, tương ứng với trên 400 nghìn đồng.

 

Được biết, bao năm nay, mức phí này không thay đổi, dù VĐV xuất ngoại tranh tài ở Anh, Mỹ hoặc Singapore...Và với khoản phí trên, số tiền đó chỉ đủ để uống nước hay ăn thêm chút gì đó theo nhu cầu.

 

Cũng chính vì vậy nên các vận động viên gần như không dám tiêu gì cho mình. Số tiền đó, họ tiết kiệm lại để khi kết thúc Đại hội, có được một khoản căn cứ vào số ngày, nhiều nhất may ra được 4 triệu, còn ít chỉ 2 triệu đồng để dành mua chút quà cho người thân.

 

Với những người giành được huy chương, nếu là Vàng sẽ rất vui vi được thưởng “nóng” ngay tại Đại hội rồi thưởng "nguội" khi về nước, coi như một sự bù đắp.

 

Tuy nhiên, may lắm cũng chỉ có một phần trong số mấy trăm tuyển thủ có thành tích, phần đông còn lại sẽ trở về tay trắng. Và khoản tiêu vặt 400 nghìn đồng mỗi ngày lại chính là thành quả thiết thực nhất.

 

Được biết, các tuyển thủ đã quá quen với cảnh vượt khó, vượt khổ do điều kiện kinh tế của Việt Nam còn khó khăn.Thế nhưng, khi được nghe và biết đến sự “hy sinh thầm lặng” này khiến chúng ta không khỏi chạnh lòng cho đội quân nước nhà khi thí đấu ở một đấu trường quốc tế lớn.

 

Vì vậy, đời sống của các vận động viên Việt Nam khi tham gia thi đấu tại các đấu trường quốc tế bao giờ mới được cải thiện vẫn là câu hỏi ngỏ chưa có lời giải đáp.

 

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác