Cảnh báo nhiễm sán dây bò khi ăn thịt bò tái

1/11/2019 10:38:17 AM
Do thói quen ăn thịt bò tái khiến tỷ lệ mắc bệnh ở các vùng đồng bằng cao hơn các miền núi tỷ lệ khoảng 1% - 4%. Người bệnh mắc sán dây bò sẽ bị mệt mỏi, sức đề kháng yếu do các ký sinh trùng án trưởng thành và ký sinh ở ruột non, ăn hết chất dinh dưỡng.

 

Do thói quen ăn thịt bò tái khiến tỷ lệ mắc bệnh ở các vùng đồng bằng cao hơn các miền núi tỷ lệ khoảng 1% - 4%. Người bệnh mắc sán dây bò sẽ bị mệt mỏi, sức đề kháng yếu do các ký sinh trùng án trưởng thành và ký sinh ở ruột non, ăn hết chất dinh dưỡng.

Theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ mắc sán dây bò là 78%, tỷ lệ mắc sán dây lợn chỉ là 22% do thói quen ăn thịt bò tái không nấu chín kỹ. Con số từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, riêng năm 2018, Viện đã tiếp nhận và điều trị cho hơn 100 bệnh nhân bị nhiễm loại ký sinh trùng sán dây bò.

Kể từ khi  người ăn thịt bò, thịt trâu có nang ấu trùng, ký sinh trùng sau 3 tháng những ký sinh trùng trưởng thành và ký sinh ở ruột non ăn hết chất dinh dưỡng khiến người nhiễm bệnh bị mệt mỏi, sức đề kháng yếu do thiếu vi chất quan trọng, rối loạn tiêu hoá, đau tức vùng thượng vị, đau bụng khi đói, ỉa lỏng, đôi khi buồn nôn, sút cân. Có khi có đốt sạn rụng bò ra quần áo, ra chiếu, gây khó chịu cho người nhiễm.

Cơ thể của sán dây bò chia thành nhiều đốt nhỏ, thân dài từ 4 - 12m có trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài khoảng 20 - 30mm. Các đốt già rụng ra thành những đốt riêng biệt, chuyển động nhờ những cơ rất khỏe nên khi nó ra khỏi hậu môn người và có thể bò lên bụng, lên nách bệnh nhân, cả người nằm cùng giường hoặc bò ra khắp giường chiếu. Sán dây bò có thể sống trong cơ thể con người từ 50 - 70 năm.

Điều trị sán dây bò

Sán dây trưởng thành:

Praziquantel 15-20mg/kg cân nặng liều duy nhất hoặc Niclosamide liều 2g cho người lớn liều duy nhất hoặc có thể lặp lại liều trong vòng 7 ngày;

Với trẻ em, khi điều trị bằng thuốc Niclosamide, cần cho liều theo cân nặng cơ thể và được chỉ định bởi bác sỹ: với những trẻ từ 11-34 kg: liều 1g; với trẻ > 34 kg: liều 1.5 g có thể lặp lại trong vòng 7 ngày.

Ấu trùng sán dây bò:

Có thể dùng 1 trong 2 phác đồ sau đây:

Praziquantel 30mg/kg/ngày x 15 ngày x 2-3 đợt (mỗi đợt cách nhau 10-20 ngày);

Hoặc Praziquantel 15-20mg/kg, liều duy nhất ngày đầu. Những ngày sau dùng Albendazole 15mg/kg/ngày x 30 ngày x 2-3 đợt (đợt cách đợt 20 ngày).

Tẩy bắt sán tại chỗ

Việc tẩy bắt sán tại chỗ nhằm điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh và giải toả tâm lý ghê sợ của người bệnh khi nhìn thấy đốt sán chui ra từ hậu môn. Đồng thời, tiến hành lưu mẫu sán dây phục vụ nghiên cứu khoa học.

 Chỉ định: Người bệnh có các triệu chứng đau bụng, đi ngoài phân nát kéo dài, sút giảm cân…

Có đốt sán dây chui ra từ hậu môn, hoặc nhìn thấy các đốt sán lẫn trong phân.

Thực hiện:

- Chuẩn bị: Bệnh nhân ăn nhẹ tối hôm trước, không ăn các loại rau. Không ăn sáng hôm điều trị, giải thích cho bệnh nhân tại sao phải điều trị, thu hồi sán.

- Điều trị: Mỗi bệnh nhân uống khoảng 25-30mg/kg Praziquantel, liều duy nhất và đợi 1,2-2 giờ. Sau đó pha 1 gói Fortrans 73,690g (hoặc 1 gói 30g MgSO4) với 100 ml nước ấm uống trước, sau đó uống thêm 1-2 lít nước. Sau 1 giờ nếu chưa đi cầu uống thêm 1 gói thứ 2 và nước, đợi đi cầu vào bô và nghỉ ngơi tại chỗ 30 phút trước khi ra về.

Phòng ngừa sán dây bò 

Thực hiện ăn chín, uống sôi.

Vệ sinh ăn uống, không ăn thịt bò, thịt trâu sống hoặc tái, không ăn thịt đã nhiễm bệnh.

Phát hiện và tẩy sán kịp thời nếu bị nhiễm bệnh.

Cơ sở y tế: Thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị, tiêu diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch; tuyên truyền người dân không ăn thịt trâu/bò chưa được nấu chín dưới bất ký hình thức nào.

Quản lý nguồn phân: Không phóng uế bừa bãi, sử dụng hố xí tự hoại, không tưới rau bằng phân người chưa xử lý.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Các tin khác