Cảnh báo axit aristolochic có trong thuốc bắc liên quan đến ung thư gan
Song hành với các loại thuốc tân dược, thuốc bắc được sử dụng rộng rãi ở các châu lục, đặc biệt được sử dụng nhiều ở các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam...Tuy nhiên theo Channel News Asia dẫn lời các nhà khoa học Singapore và Đài Loan ngày 19/10 cho biết chất axit aristolochic trong thuốc bắc có "liên quan mật thiết" đến tỷ lệ bệnh nhân ung thư gan tại châu Á.
Những con số đáng suy ngẫm
Trên tờ Science Translational Medicine, nhóm tác giả chỉ rõ axit aristolochic có trong các cây thân gỗ thuộc chi mộc hương nam (aristolochia), được dùng làm thuốc ngừa ký sinh trùng và thúc đẩy quá trình chữa lành lúc sinh nở.
Axit aristolochic có trong các cây thân gỗ thuộc chi mộc hương nam có liên quan đến ung thư gan
Để xác định mối liên hệ giữa axit aristolochic với ung thư gan, các nhà khoa học đã kiểm tra hàng trăm mẫu u và phát hiện 78% trên 98 bệnh phẩm ở Đài Loan xuất hiện đột biến điển hình, chứng tỏ khả năng cao tiếp xúc với hóa chất. Tại Trung Quốc, tỷ lệ này là 47% trên 89 mẫu u gan.
Tại Việt Nam, 5 trên 26 mẫu u được kiểm nghiệm, tương đương 19% có dấu vết của axit aristolochic. Ngoài ra 56% trong số 9 khối u khác từ khu vực Đông Nam Á cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Sự khác biệt ở châu Âu
Trái ngược với châu Á, mẫu ung thư gan ở châu Âu nhiễm axit aristolochic rất ít, chỉ 5% trên 209 mẫu ung thư gan ở Mỹ và 1,7% trên 230.
Nguyên nhân được các nhà khoa học giải thích do thuốc bắc ít phổ biến ở phương Tây nên tỷ lệ nhiễm axit aristolochic rất nhỏ.
Từ những con số trên, nhóm tác giả kết luận việc tiếp xúc với axit aristolochic từ các bài thuốc bắc có vẻ đã làm tăng nguy cơ ung thư gan ở châu Á. Qua đó khuyến cáo người dân khi sử dụng thuốc bắc cần được kê đơn của các bác sĩ đông y và không nên lạm dụng loại thuốc này.
Được biết đây không phải lần đầu tiên giới khoa học cảnh báo axit aristolochic gây hại cho cơ thể. Trước đó, một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra chỉ ra chất này gây suy thận và ung thư tiết niệu, bởi vậy năm 2003 Đài Loan đã ra lệnh cấm một số sản phẩm sử dụng mộc hương nam.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vnexpress.net)
Các tin khác
-
Các bài thuốc chữa đau đầu cực hay từ ngải cứu
Ngải cứu không chỉ được trị mụn, chữa đau xương khớp, làm đẹp da mà ngải cứu còn được đặc trị các hội chứng đau đầu thường gặp. -
Các bài thuốc hay từ cây ngải cứu
Ngải cứu trong Đông y có vị đắng, tính ấm nên từ lâu được nhiều người sử dụng để điều trị đau bụng kinh, suy nhược cơ thể, kén ăn, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh… -
Lạm dụng lá ngải cứu gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, trừ cảm, làm đẹp da,… nhưng nếu lạm dụng lá ngải cứu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào? -
Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
Uống nước ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhưng có nên uống nước ngải cứu thường xuyên, nên uống như thế nào để ngải cứu phát huy hiệu quả cho sức khỏe. -
5 loại thực phẩm cực tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon
Những loại thực phẩm dưới đây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn, cải thiện nâng cao chất lượng giấc ngủ mà lại còn dễ kiếm, giá thành không quá cao. -
Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu khô không chỉ có tác dụng trừ cảm lạnh, đẹp da mà còn vô vàn tác dụng mang lại cho sức khỏe. -
Những loại thực phẩm chứa đầy độc tố tuyệt đối không nên ăn
Những loại thực phẩm, rau quả dưới đây tuyệt đối không an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe không nên ăn. -
Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
Lượng khí CO sinh ra lớn trong các vụ hỏa hoạn khiến nhiều người gặp tình trạng ngộ độc khí CO từ đó nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
Hồi phục sức khỏe sau khi ngạt khí do hỏa hoạn như thế nào?
Các biện pháp hồi phục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe do ngạt khí, khói bụi do hỏa hoạn gây nên được nhiều người quan tâm. Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý,... giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn hỏa hoạn. -
Có nên ăn đậu phụ sống hay không?
Đậu phụ sống chưa qua chế biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, tươi mát khác biệt so với đậu phụ được chế biến trên nhiệt độ cao. Nhưng liệu ăn đậu phụ sống có được hay không, nên ăn đậu phụ sống như nào để an toàn cho sức khỏe.