Cảnh báo 3 chủng virus cúm dễ lây nhiễm bùng phát thành dịch
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến vào mùa lạnh trong đó 3 chủng virus cúm có thể lây lan từ người sang người qua các cơn ho, hắt hơi của người bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các virus phát tán có thể bùng phát thành dịch.
Bệnh nhân bị cúm mùa thường xuất hiện một trong các triệu chứng như nhức đầu, sốt cao, đau khớp, sổ mũi, viêm họng, ho, nôn... Một số bệnh nhân sợ ánh sáng, cảm giác nóng hừng hực, đau mỗi khi cử động, trẻ em bị tiêu chảy... Tuy nhiên đối với những bệnh nhân có miễn dịch hoặc đã tiêm vắc xin cúm mùa các triệu chứng sẽ nhẹ hơn.
Cúm là một trong những căn bệnh dễ lây nhiễm trong cộng đồng. Trong các loại cúm có 3 chủng virus cúm A, B và C dễ lây nhiễm và bùng phát thành dịch. Đối với những người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, người suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai… cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não và có thể dẫn đến tử vong.
Theo Bộ Y Tế, các chủng virus cúm hiện nay được ký hiệu là A, B, C và D. Trong đó chủng cúm A và B thường gặp ở người, cúm C gây bệnh nhẹ thường không có triệu chứng, trong khi cúm D ảnh hưởng đến gia súc và không gây bệnh ở người.
Cúm A
Cúm A là dạng cúm mùa phổ biến nhất, chiếm khoảng 75% số ca nhiễm cúm ở người. Virus cúm A được phân loại thành nhiều tuýp dựa theo sự kết hợp giữa kháng nguyên ngưng kết hồng cầu Hemagglutinin (H) và Neuraminidase (N) là các protein chính trên bề mặt của virus. Khi gặp điều kiện thuận lợi, cúm A có thể bùng phát thành những đợt dịch lớn nhỏ khác nhau. Trong lịch sử y học thế giới các đại dịch cúm toàn cầu được ghi nhận do các chủng của virus cúm A gây nên như dịch cúm A (H5N1), dịch cúm A (H3N2), đại dịch cúm A (H1N1).
Tương tự cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh, khó thở. Khi mắc người bệnh có biểu hiện sốt, đau cổ họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ, khoảng gần 50% bệnh nhân đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Chụp X-quang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi thậm chí tử vong.
Cúm A (H5N1) khi mắc người bệnh có biểu hiện sốt, sốt thành cơn hoặc sốt liên tục cả ngày, nhiệt độ có thể lên tới 40- 41độ C, tuy nhiên có những trường hợp chỉ sốt nhẹ 38- 38,5 độ C. Những trường hợp sốt cao thường gặp ở những người có sức đề kháng suy giảm, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có các bệnh mạn tính kèm theo.
Các biểu hiện da nóng, đỏ khi sốt cao. Khi suy hô hấp, môi và đầu chi bị tím kèm theo cảm giác đau đầu, đau mỏi người, đau quanh hốc mắt. Một số trường hợp nặng có thể bị rối loạn ý thức. Bệnh diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể cứu sống bệnh nhân.
Cúm A (H7N9): Hầu hết các bệnh nhân nhiễm H7N9 bị viêm phổi nặng. Các triệu chứng gồm sốt, ho và khó thở. Đến thời điểm hiện tại thông tin về các bệnh do virus H7N9 có thể gây ra vẫn còn hạn chế.
Cúm B là một dạng cúm dễ gây bệnh ở người với tỷ lệ 25% số ca nhiễm cúm mùa hàng năm. Cúm B chỉ lây truyền từ người sang người và khả năng lây lan rất mạnh, có thể thành dịch nhưng ít có nguy cơ trở thành đại dịch. Cúm B có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe trong trường hợp diễn tiến nghiêm trọng. Các triệu chứng thường gặp khi mắc cúm B gồm sốt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức. Trẻ em khi mắc bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Cúm C
So với 2 chủng cúm A và B, chủng cúm C ít gặp, ít nguy hiểm hơn và không có những triệu chứng lâm sàng điển hình. Các triệu của cúm C tương tự cảm lạnh như đau họng, hắt hơi, sốt, ho khan, chảy nước mũi, nhức đầu, đau cơ. Virus cúm C có xu hướng gây nhiễm trùng đường hô hấp ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.
Cúm D
Chủng cúm D chủ yếu gây bệnh trên gia súc, đến thời điểm hiện tại chưa xác định gây bệnh ở người. Virus cúm D có thành phần cấu tạo và đặc điểm phân bào tương tự như chủng virus cúm C.
Theo Bộ Y tế, sau Tết nguyên đán miền Bắc đang bước vào thời điểm giao mùa thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển vì vậy tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa gồm cúm A và cúm B gia tăng. Do triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác vì vậy việc chẩn đoán và điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Khi ho hoặc hắt hơi cần che miệng, dùng khăn vải...che chắn để hạn chế phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ nơi công cộng, không tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Áp dụng lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học, tập thể thao hàng ngày để tăng cường thể lực, nâng cao sức đề kháng phòng ngừa các bệnh về hô hấp, bệnh cúm khi thời tiết giao mùa. Lưu ý duy trì tiêm cúm mùa hàng năm là một trong những phương pháp khoa học để phòng bệnh cúm mùa hiệu quả.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Rau cải xoăn mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Rau cải xoăn không chỉ cung cấp vitamin, chất xơ cho cơ thể mà khi sử dụng thường xuyên còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. -
Rau cải xanh có lợi cho gan như nào?
Rau cải xanh giàu chất xơ, có vị đắng, ít calo khi ăn thường xuyên còn giúp giải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. -
Loại trái cây giúp bảo vệ mạch máu, tốt cho tim mạch
Những loại trái cây quen thuộc chứa nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa khi ăn thường xuyên không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp bảo vệ mạch máu, tốt cho tim mạch, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn. -
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
Những loại thực phẩm từ thiên nhiên dưới đây không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng, vitamin, chất chống oxy hóa mà còn chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết hiệu quả, tăng cường sức khỏe -
Top các thực phẩm giúp hạ nhiệt cơ thể trong mùa hè
Mùa hè nắng nóng gây ảnh hưởng cho sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi. Để giúp cơ thể hạ nhiệt trong mùa hè hãy tích cực ăn thường xuyên những loại thực phẩm có lợi dưới đây. -
2 loại rau tiêu thụ không đúng cách sẽ gây hại cho gan
2 loại rau quen thuộc trong thực đơn hàng ngày nếu tiêu thụ không đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây hại cho chức năng gan, ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Thói quen tốt giúp tăng tuổi thọ, tốt cho sức khỏe
Những thói quen chậm rãi giúp kéo dài tuổi thọ, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não. -
Top các thực phẩm cần nấu chín kỹ để tránh hại sức khỏe
Những thực phẩm quen thuộc dưới đây cần nấu chín kỹ để tránh gây hại cho sức khỏe, thậm chí bị ngộ độc thực phẩm nếu không được nấu chín hoàn toàn. -
Những đồ dùng dễ bị nấm mốc trong mùa nồm
Bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình vào mùa nồm ẩm nên thường xuyên vệ sinh những loại đồ dùng dưới đây để loại bỏ nấm mốc, tránh gây hại cho sức khỏe. -
Các loại rau chứa nhiều canxi tốt cho người lớn tuổi
Những loại rau quen thuộc nhưng chúng chứa nhiều canxi, khi người lớn tuổi bổ sung thường xuyên chúng trong thực đơn hàng ngày sẽ rất tốt cho xương khớp, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, có lợi cho sức khỏe