Cẩn trọng khi ăn rau muống
Tác dụng của rau muống
Rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Rau muống rất tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm và giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…
Các nguy cơ lây nhiễm từ rau muống
Lây nhiễm trứng sán Fasciolopsis buski
Rau muống tốt cho sức khỏe là vậy, tuy nhiên chúng ta khi ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ sẽ bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng.
Rau muống chứa kí sinh trùng sán lá ruột Fasciolopsis buski
Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski. Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...
Ngộ độc thuốc sâu, thuốc kích thích
Ngoài ra, do rau muống dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng nên các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn đem bán ra thị trường, trồng rau muống tại các, ao, hồ, sông… nguồn nước bị ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng.
Khi ăn rau muống chưa chín kỹ, các kí sing trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận và gây hại cho cơ thể... Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.
Các trường hợp ngộ độc từ rau muống
Chị X. M (Ba Đình, Hà Nội)
“Gia đình chị M rất thích ăn rau muống nên chị thường xuyên sử dụng rau muống để luộc hoặc xào trong các bữa cơm của gia đình. Tuy nhiên, do mẹ chồng bị bệnh khớp phải kiêng loại rau này nên chị thay thế bằng các loại rau khác.
Ngộ độc do ăn rau muống
Để chiều mẹ lại thỏa mãn sở thích ăn rau muống của cả nhà nên chị đã chọn giải pháp chẻ ngọn rau muống để ăn sống cùng các loại rau khác. Tuy nhiên, sau một lần ăn rau muống chẻ với canh cá, chị M phải đi cấp cứu do đi ngoài và nôn ói liên tục.
Tại bệnh viện, dựa trên dấu hiệu lâm sàng và mẫu rau mang đi xét nghiệm, bác sỹ cho biết chị bị ngộ độc phốt phát hữu cơ, một loại hóa chất có trong thuốc trừ sâu thường dùng phun cho rau”
Chị T. H (Thường Tín, Hà Nội)
“ Chị H cho biết hai mẹ con chị đã bị ngộ độc thực phẩm do ăn rau muống. Do tin tưởng mua rau của người quen nên chị rất yên tâm. Tuy nhiên, sau bữa cơm, cả nhà chị có dấu hiệu đau bụng, đi ngoài liên tục, mặt tái, kiệt sức.
Khi được đưa vào viện cấp cứu, bác sĩ kết luận cả nhà chị bị ngộ độc thức ăn”.
Ngoài các trường hợp trên, tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh còn có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn rau muống. Các biểu hiện của ngộ độc là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng. Trong số những trường hợp bị ngộ độc nặng và được rửa ruột các bác sỹ phát hiện có rau muống trong dạ dày tất cả những người nói trên.
Ăn rau muống như thế nào cho đúng
+ Rửa sạch từng ngọn rau muống.
+ Ngâm rau muống vào nước muối loãng trước khi nấu.
Rửa sạch, ngâm rau muống vào nước muối, không ăn rau sống để đảm bảo sức khỏe
+ Tốt nhất là rửa sạch rau muống sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn (lượng thuốc sâu sẽ bị phân hủy bớt).
+ Không ăn rau muống sống (rau muống chẻ ngọn).
+ Ăn rau chín kỹ (không ăn rau muống luộc, nấu vẫn còn tái)
+ Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống.
+ Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống…
Skcs.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Ăn quá nhiều dưa hành muối có ảnh hưởng sức khỏe
Dưa hành muối là món ăn truyền thống trong ngày Tết nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe như -
Bật mí 4 thực phẩm chống say rượu cực hiệu quả
Các buổi liên hoan, gặp gỡ bạn bè trong ngày nghỉ lễ khiến cơ thể phải uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Để chống say rượu trong các buổi gặp gỡ liên hoan hãy ăn 4 thực phẩm giúp chống say rượu hiệu quả. -
Cách phân biệt hương tẩm hóa chất tránh gây hại cho sức khỏe
Thắp hương ngày Tết là một trong những nghi lễ không thể thiếu vào những ngày đầu xuân năm mới để tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh, gia tiên nhưng nếu trong quá trình thắp hương nếu nhận thấy hương có những dấu hiệu sau cần loại bỏ ngay -
Nên ăn dưa hành muối như nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe?
Dưa hành muối, củ kiệu muối là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết giúp kích thích tiêu hóa, giải ngán, tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Nhưng ăn hành muối như thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe? -
5 món ăn trong ngày Tết gây viêm, đau khớp cần hạn chế ăn
Vào ngày Tết những thực phẩm dưới đây có thể làm tình trạng viêm khớp, đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh đau nhức xương khớp cần hạn chế ăn các loại thực phẩm sau. -
Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch
Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp thải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch thậm chí còn giúp đẩy lùi ung thư. -
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào?