Căn bệnh khắc tinh cướp đi sinh mạng gần 5.000 phụ nữ Việt
Ung thư vú chiếm 25% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ. Hiện, số bệnh nhân ung thư vú ngày càng gia tăng. Nếu năm 2000, Việt Nam chỉ có 5.500 ca mắc mới thì đến 2012 tăng lên 12.500 ca với khoảng gần 5.000 trường hợp tử vong mỗi năm. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM tỉ lệ mắc ung thư vú cao hơn các tỉnh thành khác.
Tìm hiểu về căn bệnh ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào ung thư thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú do bị đột biến gen không thể sửa chữa bởi các yếu tố nguy cơ ngoại sinh hoặc nội sinh.
Có 2 loại ung thư vú phổ biến nhất: Ung thư vú thể ống, bắt đầu từ ống dẫn sữa (chiếm khoảng 80%) và ung thư vú thể tiểu thùy, bắt đầu tại các thùy của vú (chiếm 10%).Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, các tế bào ung thư này sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.
Tỉ lệ mắc ung thư vú tỷ lệ thuận theo lứa tuổi
Đối với căn bệnh ung thư vú, tuổi càng cao, khả năng mắc càng lớn. Theo thống kê, dưới 10% ung thư vú xảy ra trước tuổi 40, 25% xảy ra trước tuổi 50 và trên 50% xảy ra sau 50 tuổi. Điều này thể hiện rõ qua các con số, tại Mỹ vào năm 2009, tỉ lệ mắc ung thư vú trước 30 tuổi chỉ có 1/227, 30-40 tuổi có 1/68, 40-50 tuổi có 1/42, 50-60 tuổi có 1/28, và 60-70 tuổi có 1/26 phụ nữ bị ung thư vú.
Đặc biệt, tỉ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ da trắng cao hơn phụ nữ da màu. Tỉ lệ mắc trung bình ở châu Á, châu Phi năm 2012 khoảng 20-30/100.000 dân, trong khi ở các nước ở Nam Âu, Đông Âu, Nam Mỹ vào khoảng 40-60 và Úc, Tây Âu, Bắc Mỹ đạt tới 75-90/100.000.Một số quốc gia cao hơn 120 như Anh 124/100.000 dân, Mỹ 129, Pháp 120...Đối với những phụ nữ Tây Âu, Bắc Mỹ nếu trên 50 tuổi thì tỉ lệ mắc còn lên tới 150/100.000 dân.
Việt Nam có xu hướng trẻ hoá ung thư vú
Theo GS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho biết, phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú sớm hơn khoảng 10 năm so với các quốc gia khác, phần lớn từ 40 tuổi trong khi thế giới, bệnh thường bắt đầu 50-60 tuổi.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Phó giám đốc Bệnh viện K thông báo, trong quá trình khám và điều trị đã gặp nhiều trường hợp ung thư vú ở độ tuổi 30. Đặc biệt có trường hợp ở độ tuổi 20, một số học sinh, sinh viên cũng đã mắc.Lý giải về nguyên nhân, GS Đức cho rằng do tác động từ môi trường, thức ăn ô nhiễm với đủ các loại thuốc kích thích, tăng trưởng, thuốc trừ sâu, ăn nhiều thực phẩm rán cháy, lười vận động...
Ung thư vú có tính di truyền
Theo thống kê, khoảng 5-10% các trường hợp ung thư vú là do di truyền của một gen bất thường, còn gọi là gen đột biến BRCA1 và BRCA2. Nếu nhận di truyền gen đột biến, khoảng 70-80% các phụ nữ này sẽ bị ung thư vú về sau.Điều này được lý giải là do sống chung trong một môi trường nên tỉ lệ cùng gặp các tác nhân nguy cơ như ít sinh đẻ, béo phì... nên nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần các gia đình khác.
Tuy nhiên, nếu không nhận gen di truyền, nguy cơ mắc bệnh của họ cũng bình thường như mọi phụ nữ khác.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.