Cải thiện sức khỏe đường ruột như thế nào?

3/5/2024 4:22:00 PM
Đường ruột khỏe mạnh giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng, chống lại những tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch khỏe mạnh.

 

Đường ruột khỏe mạnh giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất dinh dưỡng, chống lại những tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng khi sức khỏe đường ruột gặp vấn đề khiến cho chúng ta phải đối mặt những hậu quả về sức khỏe. Để cải thiện sức khỏe đường ruột luôn khỏe mạnh hãy áp dụng các bí quyết dưới đây.

Giảm thiểu căng thẳng

Căng thẳng stress gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể trong đó có cả đường ruột. Nhằm cải thiện sức khỏe đường ruột do căng thẳng gây ra hãy giảm căng thẳng bằng cách: ngồi thiền, yoga, dành thời gian cho bản thân, gia đình, bạn bè, nuôi chó mèo, tham gia vào các hoạt động ngoài trời,…

Ngủ đủ giấc

Hãy ngủ đủ giấc, cố gắng hình thành thói quen ngủ cùng một thời điểm mỗi tối, thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi buổi sáng. Đảm bảo một giấc ngủ ngon, hạn chế thức giấc trong đêm phòng ngủ đảm bảo yên tĩnh, nhiệt độ phòng luôn ở mức cơ thể cảm thấy dễ chịu, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, ti vi hay điện thoại. Tránh ăn quá khuya, ăn quá no hay sử dụng dụng các thực phẩm có chứa caffeine và uống rượu bia trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp chúng ta nâng cao sức khỏe đường ruột hiệu quả.

Ăn chậm, nhai kỹ

Ăn chậm nhai kỹ giúp làm vỡ, giảm kích thước thức ăn và kích hoạt các tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt hơn từ đó giúp cho đường ruột dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Ngoài ra, ăn chậm còn giúp tăng sản xuất hormoon tạo cảm giác no, giảm cân, kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể, giảm lượng calo bổ sung từ đó giảm bớt nguy cơ béo phì, tiểu đường. Thói quen tốt này còn giúp chúng ta hạn chế chế cảm giác khó chịu cho đường tiêu hóa và đảm bảo duy trì đường ruột khỏe mạnh.

Bổ sung thực phẩm giàu prebiotic và probiotic

Bổ sung các thực phẩm giàu prebiotic, probiotic vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột hiệu quả, an toàn.

Prebiotic là một loại chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Trong khi đó, probiotic là vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Các thực phẩm giàu prebiotic và probiotic bao gồm: thực phẩm từ sữa như sữa tách bơ, một số loại pho mát mềm, sữa lên men và nấm sữa kefir (nấm tuyết Tây tạng), các loại đồ uống từ đậu nành và các sản phẩm như miso và tempeh (men đậu tương), kim chi, dưa cải và các loại dưa chua hay các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn, ca cao, rau bồ công anh, hạt lanh, tỏi, các loại rau xanh, tỏi tây, yến mạch, hành, cà chua, đậu nành, lúa mì, khoai sâm,…

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ có ít các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa hơn so với những người uống không đủ nước. Uống đủ nước còn giúp ngăn ngừa táo bón và là cách đơn giản để thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Chúng ta nên uống loại nước điện giải ion kiềm bởi chúng giàu tính kiềm tự nhiên giúp cân bằng độ pH trong đường ruột, trung hòa axit từ thức ăn, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan tới đường ruột, dạ dày và tiêu hóa như trào ngược, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…

Mỗi ngày đối với người trưởng thành cần cung cấp 35g nước cho 1kg thể trọng, trẻ em cao gấp 3 - 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít).Nước cung cấp cho cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống, súp, canh,... Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể còn tùy theo thời tiết, nhiệt độ tại mỗi vùng miền, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý...

Đối với những người càng cao tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75 - 80% cân nặng, nhưng người 60 - 70 tuổi lượng nước chỉ chiếm 50% trọng lượng. Tuổi với trẻ vị thành niên (10 - 18 tuổi) nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 -30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40ml/kg. Độ tuổi từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg. Trẻ em từ 1 - 10kg nhu cầu nước là 100ml/kg; trẻ em từ 11 - 20kg nhu cầu nước: 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên. Đối với những trẻ em từ 21kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên. Người trưởng thành trên 50 tuổi nhu cầu nước thêm 15ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.

Kiểm tra tình trạng không dung nạp thực phẩm

Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu: hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, trào ngược axit… có thể chúng ta đang mắc chứng không dung nạp thực phẩm. Do đó nếu nghi ngờ cơ thể đang gặp tình trạng này hãy đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe về Tiêu hóa, Dị ứng miễn dịch, Dinh dưỡng khi gặp phải các triệu chứng dị ứng thực phẩm, không dung nạp hay nhạy cảm khi dùng thức ăn. Sau khi xác định, loại bỏ được nguyên nhân gây chứng không dung nạp thực phẩm chúng ta sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của sức khỏe đường ruột.

Điều chỉnh chế độ ăn

Cải thiện sức khỏe đường ruột hãy hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, nhiều đường, nhiều chất béo, tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ cũng có thể góp phần tạo nên hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

Ngoài ra, một chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng – polyphenol cũng giúp tác động tích cực đến đường ruột như: rau củ, các loại trái cây giàu dinh dưỡng.

Duy trì hệ vi sinh đường ruột ở trạng thái tốt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch và sức khỏe toàn thân. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, khi hệ tiêu hóa có những dấu hiệu bất thường nên đi khám tại các phòng khám tiêu hóa, bệnh viện, các cơ sở y tế. Để chẩn đoán chính xác bệnh đường ruột các bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp như: nội soi, xét nghiệm hơi thở hydro,... 

Suckhoecuocsong.vn

 

Các tin khác