Cách phòng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu và các chế phẩm sinh học đặc trị
Hồ tiêu là 1 trong 6 cây trồng chủ lực của tỉnh Quảng Trị. Trong những năm qua cây hồ tiêu đã mang lại thu nhập cao cho người dân. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Trị, mùa mưa năm 2018 tiếp tục sẽ có những đợt mưa lớn, kéo dài, ẩm độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng bệnh phát sinh gây hại mạnh trên cây hồ tiêu, đặc biệt bệnh chết nhanh hại hồ tiêu.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 2.520 ha hồ tiêu. Tính đến giữa tháng 10 năm 2018 diện tích nhiễm bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu là 183 ha, trong đó diện tích hại nặng là 2 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 3-5%, nơi cao 10%.
Triệu chứng bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
+ Đầu chóp rễ bị biến màu, có màu nâu nhạt hay màu nâu thấm nước, sau có màu nâu đen;
+ Rễ bị thối và không cung cấp đủ nước, dinh dưỡng cho cây;
+ Cây đột ngột héo rũ.
+ Lá không chuyển sang màu vàng như bệnh tiêu chết chậm, mà héo dần và chuyển sang khô rũ cùng dây tiêu
+ Sau khi lá rụng, quả bắt đầu nhăn nheo và khô đi.
+ Mạch dẫn của cây bị bệnh thường bị thâm đen, có thể gây héo từng nhánh hoặc toàn cây.
Nguyên nhân bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
Tiêu chết nhanh là do sự tấn công của 5-7 chủng nấm đồng loạt, nhưng gây hại mạnh nhất là chủng nấm Phytophthora (vì vậy trong tiếng Anh bệnh chết nhanh còn có tên là Phytophthora foot rot). Các loại nấm này tấn công vào tất cả các bộ phận trên cây tiêu, từ lá, đốt, chùm quả, rễ ngầm trong đất, thông qua các vết thương hở do quá trình canh tác hoặc các vết đốt do rệt sáp, nốt sần do các loại tuyến trùng trên rễ. Mặt khác nấm bệnh có thể thẩm thấu xâm nhập vào các tế bào vỏ rễ của cây mặc dù cây không hề bị tổn thương hay vết thương hở. Điển hình là ở các vùng rễ tiếp giáp với mặt đất (vùng cổ rễ) để gây hại. Loài nấm khiến các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt rồi biến màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất chết khô. Cây tiêu chết rất nhanh, từ khi thấy triệu chứng lá bắt đầu héo đến khi cây chết chỉ từ 1 - 2 tuần, cây tiêu chết khô nhưng các thân dây chính vẫn bám trên trụ. Không chỉ gây chết nhanh mà bệnh này còn lây lan rất nhanh, đặc biệt là ở những vườn tiêu thoát nước kém.
Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu thường xuất hiện trong mùa mưa hoặc sau một đợt hạn kéo dài gặp mưa lớn.
Hướng dẫn điều trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
Trong công tác phòng bệnh bà con nông dân cần bón phân cân đối đặc biệt là phải bón phân chuồng hoai mục để tăng độ tơi xốp cho đất cũng như cung cấp hệ vi sinh vật có lợi với lượng 25 - 30 kg/nọc và bón đủ đạm, lân, kali, bổ sung thêm phân bón qua lá theo từng thời kỳ sinh trưởng để đảm bảo lượng dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cho cây tiêu; Nên sử dụng nấm đối kháng Trichoderma để ủ phân chuồng là tốt nhất; Không xới xáo mặt đất vùng rễ cây khi trời mưa; Phải làm rãnh thoát nước tốt, tránh không để vườn tiêu bị úng; Kịp thời trừ rệp sáp, tuyến trùng hại rễ;
Trước khi vào mùa mưa hoặc khi vườn tiêu bắt đầu bị nhiễm bệnh cần tiến hành xử lý bằng các loại thuốc hoá học như Ridomil Gold 68 WP, Fortazep 72 WP, Agri-Fos 400. Phun 2 - 3 lần vào đầu mùa mưa, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày với liều lượng 25 g/8 lít nước. Nếu bệnh quá nặng nên kết hợp với tưới vào gốc và phun lên cây. Chú ý khi phun thuốc cần phun thật kỹ, ướt đều trong thân cành, lá. Những cây hồ tiêu đã bị chết do bệnh cần đào bỏ kịp thời và xử lý đất bằng vôi bột 0,5-1,0 kg/nọc, phơi ải, sau ít nhất 1 năm mới trồng hồ tiêu trở lại.
Phương pháp phòng ngừa bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
Ngoài ra để hạn chế thấp nhất thiệt hại trên cây tiêu trong mùa mưa sắp đến người nông dân trồng tiêu cần vệ sinh vườn, bón phân, đào rãnh thoát nước, chăm sóc vườn tiêu giai đoạn phân hóa mầm hoa - ra hoa. Theo dõi và xử lý thuốc phòng trừ bệnh trước mùa mưa. Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn đem tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột, những vườn bị bệnh cần xử lý bằng các loại thuốc hóa học theo quy trình phòng trừ bệnh để bào vệ vườn tiêu của mình trong mùa mưa sắp đến.
Các loại thuốc đặc trị bệnh chết nhanh trên cây Hồ tiêu:
Chế phẩm sinh học đặc trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu
Các loại thuốc này pha theo nồng độ:
500gr thuốc LANDCRUISER 800WP
200gr thuốc FORTUNER 350WP
500ml thuốc VALYGOLD 5SL
Pha chung vào một phuy 200 lít và sử dụng phương pháp sục gốc mỗi gốc khoảng 5-7 lít dung dịch thuốc tùy theo vóc dáng của cây.
Bên trên tán lá có thể dùng 400gr Aliette + 200gr Fortuner 350WP pha chung 200 lít nước phun lên cây. Lưu ý ta nên phun sau 2 ngày để hỗ trợ lưu dẫn các thuốc bên dưới lên các tế bào của cây. Phun 2-3 lần cách nhau là 7 ngày.
Làm lại lần 2 cách lần 1 là 7 ngày, Làm lại lần 3 cách lần 2 là 10 ngày.trường hợp bệnh nặng có thế làm lần 4 nếu cần thiết. Thời gian cách ly là 15 ngày sau lần 3.
Sau khi vườn cây ổn định và không còn hiện tượng chết thì cách ly 20 ngày sau lần cuối sử dụng thuốc ta tiến hành cho cấy lại vi sinh vật bằng TKS-PSEUDOMONAS hoặc Tks –Trichoderma để duy trì sự ổn định cho vườn cây. Sử dụng các thuốc trên cho cây 2 – 3 lần liên tục cách nhau từ 10 – 15 ngày.Khi mắc bệnh chết nhanh, gần như không thể cứu chữa được các cây Hồ tiêu vì nấm đã tấn công vào phần rễ, thân trước đó 2-3 tháng. Chữa trị tốn kém mà không mang lại nhiều hiệu quả.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị.
Các tin khác
-
Tại sao phải dùng phân bón cho cây trồng?
Trong quá trình phát triển của cây, nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn đều khác nhau. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển và quyết định năng suất của cây trồng. -
Giải pháp thay thế phân bón hữu cơ chứa than bùn đã khởi động
Nghiên cứu để tìm ra chất thay thế than bùn trong phân bón khởi đầu vào những năm 1970, khi hậu quả của việc phá hủy các vùng đất than bùn thu hút sự quan tâm của các nhà môi trường ở Anh. -
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải tím được nhiều người ưa chuộng bởi chứa nhiều vitamin C, vitamin K rất tốt cho sức khoe, làn da. Trồng bắp cải tím có khó không? Cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu trồng bắp cải tím. -
Tự trồng su hào tím tại nhà đơn giản mà lại đẹp mắt
Su hào tím không chỉ mang màu xanh đơn thuần như những loại su hào bình thường mà chúng sở hữu màu tím lạ mắt từ vỏ, gân lá, cọng lá. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng loại rau lạ mắt này ngay tại nhà. -
Cách trồng cà rốt tím cho củ to, ít nhiễm sâu bệnh
Cà rốt tím chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giá thành cũng cao hơn so với cà rốt thông thường. Nên nhiều bà nội trợ đã tự trồng cà rốt tím tại nhà và cho nhiều củ to, mập. -
Bí quyết trồng cà chua cherry ra sai quả, ít nhiễm sâu bệnh
Cà chua cherry sở hữu hình dáng nhỏ, màu đỏ thẫm, có vị ngọt, mùi thơm, thịt dày giống như quả chery nên được rất nhiều người yêu thích. -
Những điều lưu ý khi trồng rau trên sân thượng
Sân thượng thường có khí hậu khắc nghiệt hơn so với ở dưới đây nên sẽ rất khó cho một số loại rau có thể sống và sinh trưởng phát triển tốt. -
Nghiên cứu liên kết nuôi trồng thủy sản, sự nóng lên toàn cầu và kháng kháng sinh
Sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đang ảnh hưởng đến sản xuất cá và sức khỏe con người trên toàn thế giới, đã được một nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. -
Những loại rau nào thích hợp trồng băng phương pháp giâm cành
Bên cạnh phương pháp thủy canh các gia đình có thể trồng các loại rau này bằng phương pháp giâm cành. Phương pháp này được rất nhiều các bà nội trợ tại các khu vực thành thị ưa thích -
Trồng rau trên ban công: Kinh nghiệm chọn hạt giống, đất và thu hoạch
Khá nhiều người tận dụng ban công, sân thượng, khoảnh sân trước nhà để trồng rau sạch cho gia đình. Trồng rau sạch không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí, có nguồn rau sạch đảm bảo chất lượng mà còn giúp thư giãn, giảm stress sau một ngày làm việc vất vả.