Cách hệ thống điện mặt trời biến nước biển thành nước ngọt
Mực nước biển này càng một dâng cao khiến nguồn nước ngọt ở các khu vực ven biển bị nước mặn xâm chiếm khiến người dân không thể sử dụng nguồn nước để sinh hoạt hay ăn uống. Những năm trở gần đây các nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu tìm ra phương pháp biến nước biển thành nước ngọt nhưng quá trình này thường hao phí nhiều tiền bạc, năng lượng. Nhưng mới đây một tổ chức một tổ chức phi lợi nhuận đã giải quyết được vấn đề trên bằng cách lợi dụng năng lượng mặt trời. Tổ chức đó là GivePower và họ vừa mới thiết lập một cơ sở tại Kenya, theo Business Insider.
Theo đó hệ thống khử muối biển này vừa mới đi vào hoạt động tại vùng bờ biển Kiunga (Kenya) vào tháng 7/2018, có thể tạo ra 75.000 lít nước ngọt sạch mỗi ngày, đủ nguồn cung cho 25.000 người.
Trao đổi với Business Insider, Ông Hayes Barnard, chủ tịch GivePower cho biết: “Bạn phải tìm ra một con đường để đưa nước ngọt ra khỏi đại dương theo một cách thức rộng mở và bền vững”.
Ông hy vọng sẽ có thể mở rộng hệ thống và khai trương các cơ sở tương tự trên toàn cầu để cung cấp nước ngọt sạch cho những người đang phải vật lộn để có được nó, theo UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến năm 2025, ước tính một nửa dân số thế giới sẽ sống trong các khu vực khan hiếm nước sạch; hiện nay các thành phố như Cape Town (Nam Phi); Chennai (Ấn Độ); và Bắc Kinh (Trung Quốc) đã và đang phải đối mặt với nguồn cung nước sạch suy giảm.
Năm 2013, Barnard bắt đầu dự án GivePower trong vai trò một chi nhánh phi lợi nhuận của SolarCity, một công ty sản xuất pin mặt trời được Elon Musk đồng sáng lập vào năm 2006. SolarCity sau này đã sáp nhập với Tesla vào năm 2016, nhưng Barnard đã tách dự án GivePower ra thành một tổ chức độc lập không lâu trước đó.
Theo đó tổ chức phi lợi nhuận này tập trung vào việc xây dựng các hệ thống năng lượng mặt trời để cung cung điện cho các nước đang phát triển trên toàn thế giới. Trên trang web của mình, GivePower cho biết đã lắp đặt lưới điện mặt trời tại hơn 2.650 địa điểm trên 17 quốc gia, tập trung chủ yếu tại các trường học, trạm y tế và làng mạc.
Nhưng bất kể một tường học có nguồn cung cấp điện ổn định nhưng việc thiếu nước sạch đã khiến rất nhiều học sinh nữ phải nghỉ học. Theo Ủy ban Liên hợp quốc về Nhân quyền, phụ nữ và trẻ em ở khắp châu Phi và một số nước châu Á phải đi bộ trung bình khoảng 6km mỗi ngày để lấy nước, những chuyến hành trình đó khiến họ mất đi thời gian và năng lượng vốn có thể dùng cho việc học tập.
Người dân tại Kiunga – Kenya vào năm 2014 hạn hán kéo dài khiến người dân phải sử dụng các nguồn nước giếng nhiễm mặn để ăn uống và sinh hoạt. Họ biết rằng làm vật có thể gây suy thận và gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác nhưng họ không còn cách nào khác.
“Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng điều lớn lao tiếp theo sẽ là mang nước sạch đến cho họ”, ông Barnard nói. “Đó là động lực đằng sau ý tưởng này. Liệu chúng tôi có khả năng cung cấp cho người dân một nguồn nước sạch quy mô lớn một cách ổn định, lâu dài với mức giá hợp lý hay không?”.
Theo đó công nghệ khử muối khỏi nước biển không hề mới nhưng nó sử dụng máy bơm công suất lớn và “khét tiếng” trong việc tiêu tốn nhiều năng lượng (do đó khá đắt tiền). Tuy nhiên, hệ thống lưới điện siêu nhỏ (microgrid) sử dụng năng lượng mặt trời mà GivePower chế tạo lại có thể tạo ra gần 20.000 gallon nước sạch mỗi ngày. Hệ thống này chạy bằng các cục pin dự trữ năng lượng của Tesla, và nó sử dụng hai máy bơm song song để hệ thống có thể vận hành mọi lúc, ngay cả khi một máy bơm đang được bảo trì.
Người dân chỉ phải trả khoảng ¼ một cent (0,0025 USD = 58 VND) cho mỗi 4 cốc nước (tương đương một lít nước).
Khử mặn, tạo nước ngọt bằng năng lượng mặt trời trên toàn cầu
Đây là dự án đầu tiên của tổ chức phi lợi nhuận GivePower, cơ sở Kiunga tiêu tốn 500.000 USD phí xây dựng và mất 1 tháng để thi công. Tổ chức hy vọng thu được 100.000 USD doanh thu mỗi năm và sử dụng nó để mở rộng cơ sở tại các nơi khác. Mục tiêu của họ là cắt giảm kinh phí đầu tư cho mỗi nhà máy xuống còn 100.000 USD trong tương lai.
“Chúng tôi hy vọng một trong những hệ thống này sẽ có thể tài trợ cho một hệ thống tiếp theo cứ sau mỗi chu kỳ 5 năm
Nhóm của ông đã đang triển khai các dự án tiếp theo của mình, tại Đảo Gonâve ở Haiti và thành phố Mombasa ở Kenya. Barnard muốn các cơ sở này có thể đi vào hoạt động tầm cuối năm. GivePower cũng đang tìm kiếm một địa điểm ở Colombia cho một dự án tương tự trong tương lai.
Bên cạnh đó các nhà máy khử nước mặt còn thúc đẩy các hoạt động kinh tế, tăng thêm thu nhập cho người dân một cách tự nhiên. Một Một nhóm phụ nữ đã bắt đầu mở dịch vụ giặt quần áo bằng nước ngọt, sau đó một người đàn ông sẽ đổ đầy một thùng nước ngọt và chở nó đi bán ở các khu vực dân cư lân cận. Ông Barnard chia sẻ: “Sẽ tuyệt vời biết bao nếu những người phụ nữ nơi đây có thể kiếm tiền từ nguồn nước sạch này, cùng lúc con gái của họ có thể rảnh tay đến trường?”
Suckhoecuocsong.vn (Trích lược theo DKN)
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.