Các nghiên cứu mới: Chất độc trong thực phẩm, phục hồi trí nhớ, test nhanh
Các nhà khoa học Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa công bố kết quả nghiên cứu phát hiện chất độc trong thực phẩm bằng đế SERS có cấu trúc na-nô bạc. Ðây là phương pháp phát hiện một lượng rất nhỏ của các phân tử hữu cơ bằng cách ghi phổ tín hiệu tán xạ Raman.
Thử nghiệm trên lúa, xoài, cam, táo, rau cải, chè..., đế SERS nhận biết được thuốc trừ sâu, diệt côn trùng phổ biến là pyridaben, thuốc diệt cỏ sử dụng rộng rãi là paraquat. Thời gian nhận biết thuốc bảo vệ thực vật chỉ từ 10 đến 15 phút. Các đế SERS cũng phân tích được những chất độc hại, như: Thuốc nhuộm xanh thực phẩm, diệt nấm trong thủy sản, chất trộn vào sữa mê-la-min, chất độc xy-a-nua... Theo nhóm nghiên cứu, các công ty xuất, nhập khẩu sản phẩm, chi cục kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, chi cục hải quan cửa khẩu có thể sử dụng đế SERS để kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian làm thủ tục.
Thiết bị phát hiện nhanh vi khuẩn
Với thực trạng bác sĩ kê đơn kháng sinh ngay cả khi bệnh nhân không nhiễm vi khuẩn. Thực tế là ngay cả những bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu đa phần là do vi khuẩn thì có đến trên 75% mẫu xét nghiệm nước tiểu được gửi đến các phòng xét nghiệm vi sinh đều cho kết quả âm tính.
Do đó nhóm các nhà khoa học củ trường đại học ở bang Penn - Hoa Kỳ phát minh một thiết bị cho kết quả xét nghiệm vi khuẩn trong vòng vài phút thay vì vài ngày. Thiết bị sử dụng công nghệ vi mô để phát hiện các tế bào vi khuẩn đơn lẻ, có thể được quan sát sau đó dưới kính hiển vi điện tử.
Phương pháp này giúp các bác sĩ xét nghiệm xác định liệu có vi khuẩn tồn tại trong người bệnh hay không và xác định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh trong chưa đầy 30 phút, thay vì mất từ ba đến năm ngày như hiện nay. Công trình nghiên cứu này đã được đăng trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences số ra ngày 6-5.
Việc loại trừ nhanh chóng hoặc xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn sẽ giúp cải thiện đáng kể việc chăm sóc người bệnh. Nhóm nghiên cứu đang nỗ lực thu nhỏ kích thước thiết bị để phù hợp sử dụng trong các bệnh viện và phòng khám. Nhóm hy vọng có thể đưa thiết bị ra thị trường trong ba năm tới.
Nghiên cứu mới về khôi phục trí nhớ của người bệnh Alzheimer
Nghiên cứu mới của Ðại học Buffalo (Hoa Kỳ) chỉ ra cách phục hồi chức năng nhớ của não nhờ tiếp cận ngoại di truyền, tức là những thay đổi trên gien không phải do trình tự sắp xếp DNA. Nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột mang đột biến gien bệnh Alzheimer gia đình và trên mô não chết của người mắc bệnh Alzheimer. Kết quả cho thấy, bệnh Alzheimer là kết quả từ các nhân tố rủi ro đến từ cả gien và môi trường. Chúng kết hợp lại tạo nên các thay đổi ngoại di truyền, dẫn đến thay đổi biểu hiện gien. Hiểu được quá trình nêu trên đã mở ra hướng nghiên cứu, điều chế thuốc để điều chỉnh các rối loạn chức năng nhận thức bằng cách nhắm vào những en-dim ngoại di truyền.
Suckhoecuocsong.vn (TH)
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.