Bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý thường gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng kém, người có tiền sử bệnh mãn tính, bị thiếu máu, phụ nữ trong giai đoạn sinh nở, kinh nguyệt…
Vậy, bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào? Những vấn đề gì cần lưu ý khi bổ sung sắt?
Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu) và khi hồng cầu theo các mạch máu di chuyển khắp cơ thể sẽ phân phối oxy đến các mô (khi đó máu sẽ chuyển thành màu đen).
Sắt còn là thành phần cấu tạo nên myoglobin: một sắc tố vận chuyển oxy có trong tế bào đến các sợi cơ, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ. Ngoài ra, sắt còn có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra bạch cầu, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Lượng sắt cần thiết cho nhu cầu hàng ngày là 14mg đối với người trưởng thành.
Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố.
Các triệu chứng khi thiếu sắt
+ Da xanh xao.
+ Người mệt mỏi, yếu ớt.
+ Khả năng tập trung kém (ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập).
+ Hơi thở nông, nhịp tim nhanh.
+ Chóng mặt, choáng váng.
+ Nhức đầu và mất ngủ.
+ Viêm loét miệng, lưỡi.
+ Móng tay khô, giòn…
Da xanh xao, người mỏi mệt, chóng mặt, choáng váng…là triệu chứng khi thiếu sắt.
Phương pháp bổ sung sắt cho cơ thể
Uống thuốc chứa sắt
+Bổ sung sắt bằng các loại thuốc có chứa sắt là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
+ Các thuốc chứa sắt ở dạng: muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate.
Bổ sung các thực phẩm chứa sắt trong thực đơn hàng ngày
Nhóm thực phẩm chứa sắt gồm:
+ Thịt đỏ.
+ Thịt lợn, gan.
+ Các loại hải sản: tôm, cua, cá…
+ Gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng.
+ Các loại trứng gồm: vịt, gà, chim cút…
Nhóm ngũ cốc chứa sắt gồm:
+ Bánh mỳ ngũ cốc.
+ Mỳ ống, mỳ sợi.
+ Các loại quả họ đậu: đậu đũa, đậu ván, đậu xanh, đậu Hà Lan…
+ Các loại quả gồm: quả óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt điều…
Nhóm ngũ cốc chứa sắt gồm quả óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc…
Nhóm rau, củ, quả chứa sắt
+ Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xanh, cải xoong…
+ Các loại quả: nho, mía, long nhãn, mận, mít, đu đủ, táo…
+ Quả hạch và hạt giống.
+ Các loại trái cây sấy khô, như nho khô và quả mơ…
Những lưu ý khi bổ sung sắt
+ Khi uống thuốc sắt, cần tuân theo chỉ định của bác sỹ, tránh bổ sung sắt quá nhiều trong một thời gian dài, gây nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…
+ Uống thuốc sắt cần tránh xa các bữa ăn 1 - 2 giờ (thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt).
Uống thuốc sắt cần tránh xa bữa ăn, không uống sữa, cà phê ngay sau khi uống sắt.
+ Không uống nước chè, sữa, cà phê ngay sau khi uống thuốc vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.
+Tránh phối hợp thuốc sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.
Lưu ý: Có thể tăng cường sự hấp thụ sắt của cơ thể bằng cách uống nước chanh sau khi ăn thức ăn có chứa sắt (Vitamin C trong nước chanh giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn).
Lời kết
Để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt, phương pháp tốt nhất là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng những thực đơn chứa sắt gồm: các món thịt đỏ, thịt gà, ngan, trứng, cá ngừ, các loại ngũ cốc gồm bánh mỳ, mỳ ống, các loại rau xanh, hoa quả…
Ngoài ra, nếu thiếu sắt dẫn đến thiếu máu kéo dài, cần uống thuốc bổ sung sắt theo chỉ định của bác sỹ, không để bệnh kéo dài dẫn đến các biến chứng về tim, mạch, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ…. Bên cạnh đó, trong thời gian uống thuốc sắt cần lưu ý: uống thuốc cách xa các bữa ăn, không uống chè, cà phê, sữa…ngay sau khi uống thuốc, không uống thuốc sắt với một số loại kháng sinh….
Hải Yến - Skcs.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.