Bí quyết trồng lan Tam Bảo Sắc chuẩn nhất

12/3/2021 1:51:00 PM
Lan Tam Bảo Sắc là giống lan khá dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, nuôi dưỡng. Để có thể có được những cây lan tam bảo sắc cho hoa chất lượng, đẹp tong quá trình chăm sóc cần chú ý đến những vấn đề dưới đây.

 

Bí quyết trồng lan Tam Bảo Sắc chuẩn nhất

Lan Tam Bảo Sắc là một trong những loài hoa lan được nhiều người yêu thích bởi chúng sở hữu vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương thoang thoảng, nhẹ nhàng. Lan Tam Bảo Sắc là giống lan khá dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, nuôi dưỡng. Để có thể có được những cây lan tam bảo sắc cho hoa chất lượng, đẹp tong quá trình chăm sóc cần chú ý đến những vấn đề dưới đây.

Lan Tam Bảo Sắc hay còn được biết đến với tên khoa học là Aerides falcata, thuộc chi Giáng Hương, là một trong những loại lan phổ biến bậc nhất tại Việt Nam. Chúng sinh sống ở những khu vực nhiệt đới ẩm, phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng Châu Á, Ấn Độ và một số nơi phía Nam Trung Quốc

Lan Tam Bảo Sắc có bộ rễ chùm, phát triển nhanh, nhiều, mọc dài. Những chiếc rễ này giúp cây có thể thuận lợi hút được nhiều nước, chất dinh dưỡng nên chúng có sức sống vô cùng mãnh liệt, có thể sinh trưởng trong nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau.

Chúng là loại thân đơn, mình rủ như cây liễu, độ dài thân cây có thể dài từ 50cm - 80cm. Lá lan Tam Bảo Sắc sở hữu màu xanh sẫm, khá mỏng, rộng 3cm - 4cm, dài khoảng 15cm - 25cm và rủ xuống theo chiều của hoa. Những lá dài của lan thường sẽ xếp thưa hơn, lá ngắn xếp sát nhau và dày hơn.

Lan Tam Bảo Sắc ra hoa theo chùm, mỗi chùm hoa dài 25cm - 35cm, rũ xuống với rất nhiều hoa nhỏ đan xen nhau, lan tỏa hương thơm nhẹ nhàng mà cuốn hút, tựa như hương hoa hồng.

Trên mỗi hoa sẽ có ba màu là vàng, trắng, tím. Sắc màu loang dần từ nhị, nhuỵ đến cánh hoa theo thứ tự vàng, trắng, tím, đẹp một cách hoàn hảo. Mùa lan tam bảo sắc nở rộ thường vào cuối xuân, đầu hạ và kéo dài khoảng 15 - 20 ngày.

Lan Tam Bảo Sắc đa dạng về chủng loại như lan tam bảo sắc rừng, lan tam bảo sắc Lai Châu, lan tam bảo sắc Điện Biên, tam bảo sắc hoa vàng, tam bảo sắc đột biến, tam bảo sắc cổ rụt…Ở mỗi vùng tùy từng khí hậu mà chúng có màu sắc khác nhau, miền Bắc hoa màu tím và trắng, ở miền Trung và Nam hoa pha thêm màu vàng nhạt.

Bí quyết trồng lan Tam Bảo Sắc chuẩn nhất

Kinh nghiệm trồng lan Tam Bảo Sắc cho nhiều hoa, ít nhiễm sâu bệnh

Kỹ thuật tách chiết lan Tam Bảo Sắc

Các bước tách chiết lan đơn thân

Bước 1: Khử trùng dụng cụ kéo, dao sắc, cắt ngang phần gốc chỉ để lại ít nhất từ 1-2 đôi lá gần gốc lan Tam Bảo Sắc, phần ngọn đảm bảo có 2-3 tầng rễ. Một số giống lan như Mokara, Vanda chỉ khi cây cao khoảng 0,8-1m mới tiến hành cắt chiết

Bước 2: Phần ngọn lan Tam Bảo Sắc sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm

Bước 3: Đem trồng phần ngọn lan Tam Bảo Sắc vào giá thể trồng lan trộn sẵn hoặc phối trộn giá thể trồng lan theo tỷ lệ.

Bước 4: Di chuyển chậu lan Tam Bảo Sắc vừa tách chiết vào chỗ râm mát, độ ẩm cao. Tiến hành tưới nước và phân bón để kích thích lan ra rễ, lá non

Bước 3: Dùng thuốc xử lý vết cắt hoặc vôi vào phần gốc mới cắt, sau một thời gian sẽ mọc 1-3 tược (chồi) mới gần chỗ cắt. Có thể tiến hành thay thế giá thể mới, chậu mới để bổ dung thêm dinh dưỡng cho cây phát triển ra nhiều rễ và sau khi lan phát triển, ra chồi non tiến hành ghép lan lên giá thể để trồng, chăm sóc. Thời điểm ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3 - 8, mùa đông không nên ghép mà treo ngược lên và chăm sóc qua đến mùa xuân thì ghép.

Giá thể trồng lan Tam Bảo Sắc

Lan Tam Bảo Sắc có bộ rễ phát triển mạnh, rễ mọc chùm, dài và rộng lên chúng không phù hợp trồng trong chậu. Do vậy khi trồng lan nên ghép chúng vào gỗ, lũa, dớn bảng hay ghép trụ.

Nhưng nếu người trồng muốn trồng lan trong chậu thì nên ghép trước vào miếng gỗ nhỏ rồi đặt cả miếng vào chậu, chọn các loại chậu nan, giỏ treo sẽ giúp rễ cây phát triển tốt hơn

Kỹ thuật ghép lan Tam Bảo Sắc vào gỗ

Xử lý giá thể gỗ, lũa

Xử lý gỗ

Bước 1: Bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài trước khi ghép vì nếu để vỏ, một thời gian sau thân gỗ sẽ bị bong vỏ ra.

Bước 2: Phơi thân cây cho khô, tiếp đến là ngâm trong nước 1-2 ngày để rễ không bị hút nước ngược trở lại.

Xử lý gỗ lũa:

Bước 1: Chuẩn bị gỗ lũa

Bước 2: Sử dụng bàn chải sắt để chải thật sạch đất cát, rong rêu bám trên gỗ lũa

Bước 3: Ngâm gỗ lũa trong nước sach, ngâm đến khi lũa ngậm lo nước, trong quá trình ngâm lên thay nước 5-10 lần cho lũa thôi hết muối chát hoặc chất đắng ra, ngâm trong khoảng 10-15 ngày

Bước 4: Ngâm nước vôi ít nhất 30 phút hoặc rửa với nước vôi trong hoặc sử dụng physan 20 nồng độ 2ml/1 lít nước, benkina nồng độ 2ml/ 1 lít nước để thay thế nước vôi

Bước 5: Rửa sạch gỗ lũa với nước cho sạch, rửa sạch nhiều lần, để ráo nước là có thể sử dụng để trồng lan.

Kỹ thuật ghép lan Tam Bảo Sắc vào gỗ, lũa, ghép trụ

Chuẩn bị: các gốc thân gỗ như gỗ nhãn, gỗ vải, gỗ vú sữa, gỗ luẫ, dớn Chile hoặc xơ dừa

Bước 1: Dùng dớn Chile để giữ ẩm hoặc xơ dừa, ghép dớn Chile một lớp mỏng để giữ phần gốc lan Tam Bảo Sắc với thân gỗ.

Bước 2: Dùng dây nhựa thít hoặc dây thép nhỏ buộc cố định lan Tam Bảo Sắc vào thân gỗ để tránh cây bị gió to khiến cây bị lung lay, ảnh hưởng tới bộ rễ

Bước 3: Sau khi cố định lan Tam Bảo Sắc vào thân cây gỗ di chuyển cây ra vị trí thoáng mát, dưới tán cây. Hàng ngày phun sương vào phần gốc để giữ ẩm cho lan, kích thích lan mọc rễ mới

Hướng dẫn cách chăm sóc lan Tam Bảo Sắc

Ánh sáng trồng lan Tam Bảo Sắc

Lan Tam Bảo Sắc không đòi hỏi quá nhiều ánh sáng, mức độ ánh sáng trung bình từ 50% - 60% đã đủ cho sự sinh trưởng. Những ngày nắng to, mùa hè nên sử dụng giàn lưới che để hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào lan, thời gian chiếu nắng quá nhiều.

Độ ẩm

Lan Tam Bảo Sắc rất ưa ẩm cho nên cần cung cấp nhiều nước cho cây, đặc biệt là vào mùa khô, mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao hơi ẩm bốc hơi nhanh.

Thời gian đầu mới ghép nên tưới 4 - 5 lần/ ngày để giữ ẩm cho cây, đồng thời bạn treo ở nơi ít nắng và mát. Khi cây ra rễ rồi thì bạn có thể đem dần dần ra nắng.

Nước tưới

Mùa xuân: Thời điểm này lan bắt đầu nảy mầm, ra nụ từ lá giả hành đã trút hết lá từ mùa đông năm trước. Nên tưới nước dần dần trở lại khi thấy cây đâm chồi non lớn 1 chút là được, lượng nước tưới không cần quá nhiều

Mùa hạ: Thời tiết mùa hạ thường nắng nóng, nhiệt độ tăng cao nên hơi nước bốc hơi nhanh do đó tối thiểu một tháng cần tới cho lan 3-4 lần, khi tưới cần tưới cho lan thật sũng nước, để nước có thể ngấm vào trong giá thể, vật liệu trồng lan, vỏ cây. Mùa hạ nên tưới cho lan 2 lần một ngày vào sáng và chiều mát, không tưới cho lan quá muộn. Ngoài ra, khi tưới nước cho lan những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nên tưới nhiều cho lan vì đây là mùa sinh trưởng của lan. Những ngày mua nhiều không nên tưới nước cho lan, còn lại nên tưới đều đặn cho lan vào những ngày nắng ráo

Mùa thu: Thời điểm này lan đã ngừng tăng trưởng, không cần quá nhiều nước tưới, người chăm sóc chỉ cần tưới khoảng 1 tuần/lần. Lan trồng trên các khúc cây (mounted) cần ngâm vào nuớc 15 phút mỗi tuần, thay nước nhiều lần để tránh lan bị nhiễm bệnh, nhiễm nấm.

Mùa đông: Thời điểm này lan những chiếc lá già của lan bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu vàng và rụng dần từ lá ở gốc sau đó trút hết lá. Thời điểm này không cần tưới nước cho lan hoặc chỉ cần tưới một lượng nước ít là đủ. Để cây lan phát triển khỏe mạnh, tươi tốt có thể sử dụng một số loại nước dưới đây để tưới cho lan như nước vo gạo, nước chè xanh, nước chuối tươi, nước luộc trứng, nước mì chính,…

Phân bón

Giai đoạn mới trồng, bổ sung phân có hàm lượng đạm cao như 30-10-10, Powerfeed, Seasol... đồng thời kết hợp với dịch chuối, Vitamin B1.

Sử dụng kết hợp các loại phân tan chậm chuyên dùng cho lan như phân trùn quế viên, phân dê, Rynan, phân chì Nhật Bản…

Giai đoạn cây trưởng thành, bước vào giai đoạn tập trung tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho hoa thì bổ sung các loại phân bón có hàm lượng lân và kali cao như 15-30-15, 10-55-10, 6-30-30… Định kỳ 7 - 10 ngày/ lần.

Mỗi tháng một lần nên phun nước vôi để phòng một số bệnh. 1 - 2 tuần/ lần vào mùa mưa, 1 - 2 tháng/ lần vào mùa khô.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây phát triển nhanh vào mùa mưa nên bổ sung thêm thuốc phòng bệnh sau mỗi mùa mưa, chủ yếu là các loại nấm bệnh.

Bệnh thối đen:

Nguyên nhân gây bệnh thối đen trên hoa lan do nấm Phytophthora cactorum, Shroet, Pythium ultimum, Trow… Những loại nấm hại Phytophthora cactorum, Shroet, Pythium ultimum, Trow là loại nấm thủy sinh, khi vào mùa mưa, độ ẩm cao, độ ẩm trong giá thể nhiều, tưới nước làm đọng nước qua đêm, nấm này sẽ sinh sôi và xâm nhập hại cây lan trong vườn.

Khi phát hiện lan Tam Bảo Sắc bị bệnh thối đen do nấm Phytophthora cactorum, Shroet, Pythium ultimum, Trow gây ra hãy tách riêng những chậu lan bị bệnh ra khỏi vườn trồng, để tránh bệnh thối đen lây lan sang những chậu lan khỏe mạnh khác.

Sử dụng kéo đã được khử khuẩn cắt xéo cách giả phần giả hành bị bệnh, cắt khoảng 3cm. Tiến hành phun thuốc trừ nấm bệnh cho hoa lan, có thể sử dụng một trong những loại thuốc đặc trị gồm: Aliette 80wp; Vialphos 80BHN; Vitaxyl 35BTN; Ridomil 25WP… xịt định kỳ cách nhau khoảng một tuần một lần theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Bệnh thối lá:

Lan bị thối lá do cây bị thừa nước, tưới quá nhiều nước so với nhu cầu của cây hoặc do vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập vào các vết thương của cây. Khi gặp nhiệt độ cao tạo điều kiện cho vi khuẩn này phát triển và nhanh chóng lây lan cho các bộ phận khác của cây.

Khi phát hiện hoa lan có các dấu hiệu: héo lá, ủ rũ, bề mặt lá của hoa lan xuất hiện những chấm nhỏ như bị bỏng, lá bị vàng, loang lổ khắp lá, thâm đen lại, ngọn cây dần chuyển sang màu vàng nâu, nặng có thể là thối đen,…hãy ngưng tưới nước cho cây, kiểm tra lại giá thể trồng lan và tách cây ra khỏi giá thể. Đảm bảo giá thể trồng luôn được khô thoáng.

Những loại lan khác hãy nhấc lan khỏi giá thể, sử dụng kéo đã được khử trùng cắt bỏ hết phần rễ, lá bị bệnh. Sau khi loại bỏ phần lá, phần rễ bị bệnh, bị hư hại dùng keo liền sẹo hoặc sơn móng tay, vôi ăn trầu để bôi vào vết bệnh. Treo ngược vào chỗ thoáng gió, tránh nắng, tránh nước khoảng 1 ngày cho vết cắt lành lại. Sau đó chuyển lan vào trồng trong chậu có chứa giá thể mới.

Tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh thối nhũn cho lan, thuốc có bán tại các cửa hàng cây trồng. Người chăm sóc cần phun thuốc thối nhũn cho lan 2-3 ngày/lần. Treo giỏ lan ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Sau vài ngày điều trị bệnh lan bắt đầu cứng cáp trở lại, hãy mang lan ra giàn trồng để lan thích nghi dần với ánh nắng mặt trời.

Trường hợp bệnh nặng:

Bước 1: Khi lan bị bệnh thối lá nặng cần ngưng hẳn tưới nước, nhanh chóng tách cây ra khỏi giá thể đang trồng

Bước 2: Sử dụng kéo đã được khử khuẩn, cắt bỏ toàn bộ những lá cây, rễ cây bị bệnh

Bước 3: Sau khi cắt bỏ hết phần lá và rễ bị bệnh hãy sử dụng thuốc Physan 20SL bôi vào vết cắt và để khô. Chờ cho vết cắt khô hẳn thì bôi keo liền sẹo, vôi trầu hay sơn móng tay.

Bước 4: Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn hòa vào chậu nước theo chỉ định trên bao bì, sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra lại treo ngược lên cho thuốc khô dần. Cứ sau 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ bằng 1/2 chỉ định phun sương cho lan

Bước 5: Khi thấy cây lan đã bắt đầu cứng cáp, vết bệnh khô thì hòa nước có Vitamin B1 tưới dạng phun sương cho cây lan

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết trồng, chăm sóc lan Hài Gấm chuẩn

Kinh nghiệm trồng lan Trúc Phật Bà ra hoa sai

Kỹ thuật trồng lan Ngọc Điểm chuẩn xác

Bí quyết chăm sóc lan Vũ Nữ phát triển tốt, ra nhiều hoa

Bí quyết trồng lan Đuôi Cáo cho sai hoa, cây ít bị bệnh hại

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác