Bật mí giải pháp ăn rau sống an toàn loại bỏ giun sán
Bật mí giải pháp ăn rau sống an toàn loại bỏ giun sán
Trong văn hoá ẩm thực Việt Nam, rau sống là tổ hợp nhiều loại rau ăn kèm có tác dụng làm gia tăng hương vị đặc trưng riêng của các món ăn và rất tốt cho sức khoẻ. Nếu món thịt luộc, bún ốc, bún riêu cua…không thể thiếu rau kinh giới, tía tô, xà lách…thì bát canh rươu cá ngày hè giúp cân bằng thân nhiệt, bổ sung nước cho cơ thể với vị thơm của rau ngổ, thanh mát của trái dọc chua hợp khẩu vị của nhiều người.
Nét đặc trưng của các loại rau sống là cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, tăng cường sức khỏe tâm lý, tăng cường nhu động ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho tim mạch, kháng khuẩn, chống nấm, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ...
Khi ăn sống, các loại rau vẫn giữ nguyên được mùi thơm, các loại vitamin, đặc trưng riêng được bảo toàn so với khi nấu chín. Tuy nhiên rau khi ăn sống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng do không đảm bảo vệ sinh như tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định... khiến cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu…
Thống kê cho thấy các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống như giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Cá biệt ở một số nơi rau sống có phẩy khuẩn tả là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, các loại rau sống còn có nguy cơ chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan.
Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ khi thưởng thức các món ăn kèm rau sống, các chuyên gia khuyến cáo sau khi rửa sạch cần để rau thật ráo nước rồi mới ăn. Không ăn rau sống khi chưa nhặt và rửa kỹ để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau.
Một thói quen khác thường gặp của người Việt Nam sau khi rau rửa sạch mang ngâm trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng để đảm bảo rau sạch hơn. Tuy nhiên cả 2 phương pháp này đều không có tác dụng loại bỏ trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Trên thực tế, lượng hóa chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không nhiều nếu không rửa lại nhiều lần. Do đó phương pháp rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần sau đó vớt rau, vẩy ráo trước khi ăn & trần qua nước sôi để hạn chế vi khuẩn gây bệnh còn bám trên rau là khoa học và phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Lời kết
Theo các chuyên gia, hầu hết các loại rau sống, rau thơm đều chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật. Trong thành phần của các loại rau sống, hoạt chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất là tinh dầu tạo mùi đặc trưng, vitamin C, B, men tiêu hóa, chất xơ, đường, carbohydrat, chống oxy hóa…
Tuy nhiên, để đảm bảo các loại rau sạch, đảm bảo chất lượng, người dân sau khi mua rau về cần cắt rễ, loại bỏ rau đã dập nát sau đó rửa rau sạch. Phương pháp rửa hiệu quả nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá… Lưu ý rửa kỹ, rửa bằng tay, chú trọng rửa ở những khe cuống, kẽ lá… để loại bỏ đất cát và thuốc thuốc trừ sâu nhưng tránh làm cho rau bị dập nát. Đối với các loại rau dạng lá, những rau trồng ở dưới nước như rau cần, rau cải xoong, rau rút…thời gian rửa lâu hơn rau trên cạn để đảm bảo sạch, an toàn cho sức khỏe.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.