Ảnh hưởng sóng viba lò vi sóng đối với sức khỏe
Lò vi sóng là một thiết bị nấu nướng đã trở nên quen thuộc với các bà nội trợ tại thành phố, nó hỗ trợ rất nhiều trong việc chuẩn bị bữa ăn nhanh cho gia đình. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nhớ hết những điều cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng và cách vệ sinh an toàn
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý để an toàn khi sử dụng lò vi sóng.
Sóng viba có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
- Lò vi sóng là thiết bị sử dùng những sóng điện từ cực ngắn để làm chín thực phẩm. Đó là sóng viba phát ra từ một bộ phận gọi là magnetron đặt trong một cái lò kín.
- Tuy nhiên, sóng này khi lọt ra ngoài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Vì vậy, ngăn nấu của lò phải được thiết kế như là một lồng Faraday gồm kim loại hoặc lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài.
- Ở cửa lò viba cũng vậy, bên trong lớp kính là một lưới kim loại với các lỗ trên lưới này có kích thước nhỏ hơn nhiều so với bước sóng, nên sóng viba không lọt ra được, nhưng ánh sáng vẫn lọt qua được, giúp chúng ta quan sát thức ăn bên trong.
Lò vi sóng là một thiết bị nấu nướng đã trở nên quen thuộc với các bà nội trợ.
Lợi ích khi sử dụng lò vi sóng
- Tiết kiệm năng lượng
- Nấu bằng lò vi sóng nhanh hơn cách nấu bằng phương tiện truyền thống như bếp gas hoặc lò điện vì nhiệt tập trung
- Thức ăn nấu bằng lò vi sóng bảo tồn nhiều chất dinh dưỡng hơn so với cách nấu truyền thống.
- Nhà bếp sẽ không nóng bức khi nấu bằng lò vi sóng, Không chỉ vì không sử dụng lửa thật, mà còn do các vật chứa thức ăn nóng lên rất ít.
- Không mất thời gian để lau chùi lò vi sóng, vì thức ăn không văng tung tóe ra ngoài nếu bạn đựng đồ vào hộp có nắp đậy.
Những bất tiện khi sử dụng lò vi sóng
- Không phải thực phẩm nào cũng nấu được bằng lò vi sóng.
- Sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều như ở chung quanh lò và chỗ ít nóng như ở giữa lò, cho nên thực phẩm ở giữa lò chậm chín hơn ở chung quanh lò.
- Phóng xạ có thể thoát ra ngoài.
Những nguyên tắc để sử dụng lò vi sóng an toàn
- Luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng lò vi sóng.
- Tuyệt đối không để lò vi sóng dưới đất, những nơi có độ ẩm cao, gần những vật liệu dễ cháy nổ hoặc nhiệt độ cao.
- Không để gần bếp ga hoặc tủ lạnh vì khi cháy nổ ga hoặc khí ga bắt lửa rất nguy hiểm.
- Không sử dụng hộp đựng bằng kim loại, vì vi sóng có thể bật ra gây tia lửa và hỏa hoạn.
- Không đun nước hai lần - vì dễ làm tăng nguy cơ quá nhiệt. Nước có đường hoặc cà phê sẽ làm giảm nguy cơ này.
Không dùng đồ đựng thức ăn bằng kim loại cho lò vi sóng.
- Không hâm nóng các đồ nấu bịt kín vì áp suất lên cao bình sẽ nổ.
- Không vận hành lò vi sóng khi cửa bị hỏng hoặc không đóng khít.
- Không vận hành khi lò đang rỗng. Việc làm này có thể phát lửa và gây hỏa hoạn.
- Nên đứng cách xa lò vi sóng khoảng 1 mét để đảm bảo an toàn khi lò đang hoạt động.
- Tránh mọi hư hại cho cửa lò như đè lên cửa hoặc nhấc lò lên bằng cánh cửa lò.
- Lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát viba ra ngoài.
- Nên kiểm tra lò vài năm một lần để xác định lò có bị thất thoát sóng ra ngoài hay không.
Những lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng
- Nên dùng đồ đựng đặc biệt cho lò vi sóng như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm, các loại hộp nhựa chuyên dùng cho lò vi sóng, giấy cứng.
- Vùng ngoài của thức ăn sẽ chín nhanh hơn. Vì thế hãy sắp đặt thức ăn sao cho phần mỏng hơn nằm ở tâm đĩa.
- Thức ăn đưa ra khỏi lò thường rất nóng, vì thế hãy sử dụng tay gắp và cẩn thận. Nếu thức ăn được đậy trong khi nấu, hãy hé mở nắp một lúc để hơi nước không có dịp làm bỏng tay bạn khi mở ra.
- Hầu hết các lò vi sóng đều có những điểm nóng tập trung, vì thế nếu bạn ăn hoặc uống đồ trực tiếp lấy từ lò ra, một số chỗ nóng có thể khiến bạn bị bỏng.
- Có những chỗ lạnh mà thức ăn chưa đủ nóng để diệt khuẩn. Bạn nhớ đảo đều cẩn thận để tránh hiện tượng này.
- Thịt sau khi rã đông bằng lò vi sóng thì nên nấu ngay. Vì lò vi sóng đã làm thức ăn chín một phần, nếu không nấu ngay vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở trong đó.
Để cốc ở trong lò mà không mở cửa trong 5 phút có thể dễ dàng vệ sinh bên trong lò.
Cách vệ sinh lò vi sóng
Bên ngoài lò
- Sử dụng hỗn hợp nước - dấm và miếng bọt biển ướt lau sạch bên ngoài lò vi sóng.
- Một năm, nên kiểm tra các lỗ thông hơi ở mặt sau của lò vi sóng 3-4 lần để làm sạch bụi tích tụ. Có thể xử lý dễ dàng bằng máy hút bụi.
- Chú ý khi làm vệ sinh bản mặt phát sóng. Nó có dạng một miếng giấy hình chữ nhật màu xám tro, nằm trên vách lò bên phải, cùng phía với đèn chiếu. Dùng khăn ẩm lau sạch. Mật độ bức xạ ở đây rất cao nếu có bất kỳ vật nào dính vào cũng sẽ bốc cháy thành lửa ngọn, làm hỏng bản mặt.
Bên trong lò
- Muốn rửa sạch lò dễ dàng, bỏ hai thìa nước cốt chanh trong 1 cốc nước, đặt cốc này trong một cốc đong. Bật lò ở chế độ cao trong 2 - 3 phút, cho đến khi dung dịch sôi thì tắt.
- Để cốc ở trong lò mà không mở cửa trong 5 phút. Bỏ cốc ra ngoài. Sau đó, bạn có thể dễ dàng lau sạch lò bằng một khăn giấy.
Skcs.vn (tổng hợp)
Các tin khác
-
Top 6 loại thực phẩm giúp thải độc gan, tăng cường miễn dịch
Những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dưới đây không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp thải độc gan, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch thậm chí còn giúp đẩy lùi ung thư. -
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột.