3 thói quen trong mùa hè khiến tỷ lệ mắc bệnh gút tăng cao

8/7/2020 3:11:00 PM
Những ngày hè nóng nực nhiều người thường thích ăn các món đậm gia vị như thịt nướng và kèm theo là ly bia mát lạnh.

 

Những ngày hè nóng nực nhiều người thường thích ăn các món đậm gia vị như thịt nướng và kèm theo là ly bia mát lạnh. Nhưng mặc dù khi ăn uống kiểu này nhiều người cảm thấy rất sảng khoái nhưng lại rất dễ gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.

3 "thủ phạm" khiến tỷ lệ mắc bệnh gút tăng cao trong mùa hè

Bệnh gút là căn bệnh thành do sự các tinh thể urat trong các mô cơ thể, thường xảy ra trong hoặc xung quanh khớp, dẫn tới viêm khớp gây ra đau đớn dữ dội.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút là do sự dư thừa axit uric trong máu. Trong khi đó, axit uric được tạo ra từ quá trình phân hủy purin, được tìm thấy trong một số loại thực phẩm đặc biệt.

Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh gút như: chấn thương khớp, nhiễm trùng, phẫu thuật xương, chế độ ăn kiêng, nồng độ axit uric giảm nhanh do thuốc.

Nhưng vào mùa hè những thực phẩm dưới đây lại khiến tỷ lệ mắc bệnh gút tăng cao trong mùa hè. Hãy cùng điểm qua những loại thực phẩm nào dưới đây nhé.

Uống quá nhiều đồ uống lạnh

Mùa hè nhiệt độ tăng cao, nắng nóng nên để giải nhiệt cho cơ thể nhiều người thường uống các đồ uống lạnh như bia, nước ngọt đi kèm với thịt nước. Nhưng dù sự kết hợp này rất ngon miệng nhưng việc tiêu thụ thường xuyên như vậy sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất ở thận, từ đó gây ra suy giảm chức năng trao đổi chất của cơ thể, khiến việc bài tiết axit uric ở thận kém đi. Khi hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng lên, rất dễ gây ra bệnh gút.

Thực phẩm chứa hàm lượng purine cao

Những thực phẩm như: thịt đỏ, nội tạng động vật, cá có hàm lượng chất béo cao (cá mòi, cá trích), súp lơ, nấm...có chứa hàm lượng purine cao, có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng.

Do đó, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tiêu hóa, bài tiết của thận, làm rối loạn chức năng phân hủy axit uric, gây ra bệnh gút.

Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Khi nhiệt độ bên ngoài cao, cơ thể đang mất đi một lượng nước bởi mồ hôi, nếu đột ngột chuyển vào môi trường lạnh như điều hòa sẽ dễ khiến cho máu dễ tạo ra các tinh thể kết tủa trong khớp, gây ra bệnh gút.

Đây là một trong những lý do khiến ngón chân dễ bị gút nhất, vì nhiệt độ ở ngón chân thấp hơn nhiều vùng khác trên cơ thể. Ngoài ra, bàn tay cũng là nơi có nhiệt độ thấp nhưng lại ít có khả năng bị gút hơn.

Làm thế nào để đối phó với bệnh gút hiệu quả?

Để phòng ngừa bệnh gút, người trẻ nên chủ động phòng tránh thông qua một số cách sau:

 + Kiểm soát chế độ ăn uống  hợp lý bằng cách nên ăn chế độ ăn lành mạnh, ít muối, ít dầu, ít đường, nhiều trái cây và rau quả tươi sẽ giúp ổn định axit uric của cơ thể

+ Hạn chế tiêu thụ rượu bia, đồ uống có cồn.

+ Tránh ăn quá nhiều đạm động vật như: nội tạng động vật, cá trồng, các trích, cá thu. Nên ăn các loại thịt gia cầm, thịt, cá chứa ít purin hơn.

+ Sử dụng thuốc hợp lý, không tự ý mua thuốc về uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ

+ Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nhất là vào mùa hè.

+ Nên bổ sung nước lọc thay vì các loại thức uống chứa ga hoặc cồn khác, đảm bảo đủ 2 lít nước mỗi ngày.

+ Luyện tập thể thao thường xuyên, có thể luyện tập các bài tập như: chạy bộ, đi bộ, bơi, yoga, gym, đạp xe,…

+ Duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp làm giảm lượng axit uric trong máu, tăng sức chịu đựng của các khớp hơn.

+ Tránh bỏ bữa, nên ăn đủ bữa trong ngày theo đúng giờ giấc nhất định. Bởi nhịn đói lâu ngày có thể làm nồng độ acid urid trong máu tăng cao.

+ Tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền, suy nghĩ nhiều… có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Kknews, Healthline, Everydayhealthy

 

Các tin liên quan

Các tin khác