Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu điều dưỡng hộ lý sang Nhật
Việt Nam không chỉ nổi tiếng về lĩnh vực cung cấp lao động phổ thông sang nước ngoài mà ở góc độ chăm sóc, hỗ trợ người đau ốm - điều dưỡng, hộ lý cũng được các quốc gia đánh giá cao cả về số lượng và chất lượng…
Để trở thành điều dưỡng, hộ lý các ứng viên phải hoàn thành khóa học điều dưỡng, hộ lý tại Việt Nam và đạt chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N3 sẽ được xét tuyển đưa sang Nhật làm việc theo chương trình hợp tác giữa 2 nước.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2012 trên cơ sở văn kiện xác nhận tại Hiệp định đối tác kinh tế ký giữa Chính phủ 2 nước (VJEPA). Trong đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước được chỉ định là đầu mối duy nhất phối hợp với Tổ chức Phúc lợi xã hội quốc tế JICWELS triển khai quy trình tiếp nhận ứng viên.
Sau 4 năm, chương trình đã tuyển chọn được 720 người hoàn thành các khóa học trong nước để đào tạo tiếng Nhật trong một năm. Những ứng viên đạt chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N3 trở lên được giới thiệu cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe của Nhật có nhu cầu tuyển dụng. Hiện, đã có 290 người đang làm việc tại xứ sở hoa anh đào.
Theo khảo sát, các ứng viên đều có mức thu nhập tốt và được các cơ sở tạo điều kiện để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt và làm việc lâu dài. Trong đó, trung bình lương của một điều dưỡng từ 130.000 đến 140.000 yên mỗi tháng (khoảng 30 đến 34 triệu đồng), hộ lý khoảng 140.000 đến 150.000 yên (34 đến 40 triệu đồng), ngoài ra còn được hỗ trợ thêm các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc.
Về điều kiện để trở thành ứng viên hộ lý theo chương trình trên gồm: Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (3 năm) hoặc cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng đa khoa (4 năm), không quá 35 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe. Tất cả không có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Riêng ứng viên điều dưỡng phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh và ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 9 tháng).
Sau khi xét đủ các tiêu chuẩn theo quy định, người đăng ký sẽ được đào tạo tiếng Nhật miễn phí trong một năm tại cơ sở đào tạo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với đơn vị đầu mối JICWELS tổ chức, học viên sẽ được cung cấp miễn phí chỗ ở, bữa ăn và sinh hoạt phí. Kết thúc khóa học, những người đạt chứng chỉ tiếng Nhật N3 trở lên sẽ được giới thiệu cho các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng.
Những người được tuyển dụng sẽ làm tối đa 3 năm đối với điều dưỡng, 4 năm với hộ lý (mỗi năm gia hạn một lần). Trong thời gian này, các em được phép dự kỳ thi cấp chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng viên và hộ lý. Nếu đỗ, sẽ được cấp chứng chỉ và được phép ở lại làm việc dài hạn với tư cách điều dưỡng, hộ lý chính thức. Các trường hợp không đỗ sẽ làm việc với tư cách là trợ lý điều dưỡng, trợ lý hộ lý và mức lương theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Được biết, ứng viên không phải chi trả phí tuyển chọn, đào tạo và bất kỳ khoản liên quan nào. Hiện, Cục Quản lý lao động ngoài nước là đầu mối duy nhất triển khai chương trình, ngoài ra không có bất kỳ tổ chức nào khác được phép. Để biết thêm chi tiết có thể liên hệ với Cục theo số điện thoại 04.38 249 517 (máy lẻ 511, 512, 513, 611, 612) để được tư vấn.
Đánh giá chất lượng ứng viên sau một thời gian làm việc, đại diện Tổ chức Phúc lợi xã hội quốc tế JICWELS và các đoàn khảo sát nhận thấy các điều dưỡng và hộ lý Việt Nam nhờ được đào tạo và trang bị kiến thức tốt đã hòa nhập rất nhanh với cuộc sống và môi trường làm việc tại nước sở tại. Đặc biệt các ứng viên Việt Nam có ưu thế về ngoại hình và phong tục tập quán gần gũi với người Nhật cộng với thái độ làm việc thân thiện, cởi mở nên được phía cơ sở tiếp nhận đánh giá cao.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Bảng Tra cứu TUỔI NGHỈ HƯU và THỜI ĐIỂM NGHỈ HƯU theo luật lao động mới từ 2025
Từ 7/1 năm 2025, người lao động trong điều kiện lao động bình thường sẽ có độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nam và lao động nữ sẽ như thế nào theo luật lao động mới áp dụng. -
Tối ưu nguồn năng lượng để bảo vệ môi trường
Với tốc độ phát triển chung trên thế giới hiện nay, nhu cầu về năng lượng là rất lớn, rất quan trọng. Nhưng việc khai thác, sử dụng và biến đổi năng lượng cũng là một yêu tố tác động xấu đến môi trường. -
Điều kiện, giấy tờ cần có để lên máy bay từ ngày 10/10
Sau khi bàn bạc thống nhất các phương án, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 1776/QĐ-BGTVT về quy định tạm thời triển khai các đường bay nội địa chở hành khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hạn chế lây lan. -
Hà Nội cho phép thể dục ngoài trời, mở cửa trung tâm thương mại, thời trang, hóa mỹ phẩm
Từ ngày 28/9, UBND Hà Nội cho phép người dân thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người. Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về) và cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm cũng được mở cửa. -
Quy trình cấp giấy đi đường tại Hà Nội từ ngày 6/9 theo hướng dẫn của Công An Tp Hà Nội
Từ ngày 6/9 tại Hà Nội, có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường tại "vùng đỏ", là nơi tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. -
Danh sách số điện thoại hỗ trợ nhu yếu phẩm tại TP.HCM
Những người lao động có hoàn cản khó khăn cần hỗ trợ về các nhu yếu phẩm thiết yếu có thể liên hệ tới các số điện thoại các Trung tâm an sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Chỉ thị 10 của TP Hồ Chí Minh trong dịch COVID-19
Sự khác nhau giữa Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào? -
Khủng khiếp: Đồ chơi LEGO có thể tồn tại 1.300 năm dưới đại dương
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Ô nhiễm môi trường vào ngày 29/2/2020, tập trung vào những viên nhựa của bộ đồ chơi LEGO trôi dạt vào bờ biển phía Tây Nam nước Anh. -
Quản lý và xử lý chất thải rắn
Xử lý rác thải phổ biến ở Việt Nam hiện nay có một số mô hình: đốt rác phát điện, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân vi sinh, chôn lấp, điện khí hóa và đốt rác thông thường.