Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

8/29/2024 8:36:00 AM
Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

 

Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

Thông thường với những người khỏe mạnh có thể gặp tình trạng đau ngực lúc đang tập luyện thể dục. Để đảm bảo sức khỏe chúng ta cần xác định được nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau ngực từ đó có phương pháp phòng ngừa phù hợp.

Đau ngực khi tập thể dục nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau ngực trong khi tập luyện thể dục, các nguyên nhân chủ yếu có thể do:

Nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi các động mạch vành bị tắc nghẽn khiến cho tim không có đủ lượng oxy nuôi dưỡng. Nhồi máu cơ tim có thể gây triệu chứng đau ở hàm, lưng, ngực và các phần khác trên cơ thể. Cơn đau có thể biến mất và trở lại, hoặc có thể kéo dài hơn một vài phút. Ngoài đau ngực có thể cơ thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi, chóng mặt, lo âu, hoảng sợ, cảm giác bị đè nén,…

Bệnh cơ tim phì đại

Bệnh  xảy ra khi các tế bào của cơ tim trở nên phì đại, làm cho thành của các tâm thất dày lên. Bệnh cơ tim phì đại cũng có thể xảy ra nếu vách ngăn phân chia các buồng tim trái và phải của tim bị phì đại và gây áp lực lên tâm thất. Từ đó xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, đau ngực, ngất xỉu, chóng mặt,…

Đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định hay có tên gọi khác là thiếu máu cơ tim, các cơn đau sẽ xuất phát từ tim. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc đè nén trong ngực, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn, các cơn đau lan trong cánh tay hoặc tới hàm khi tập thể dục, vận động cơ thể cường độ mạnh.

Bệnh suyễn

Những người bị hen suyễn có thể có các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè,…

Căng cơ và chấn thương

Căng cơ và chấn thương có thể khiến cơ thể bị đau nhói, bầm tím, sưng tấy, đau ngực, đau khi thở.

Cách phòng ngừa đau ngực khi tập thể dục

Chúng ta không thể ngăn ngừa được hoàn toàn các cơn đau ngực xảy ra khi tập thể dục. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách:

+ Tập luyện thể dục thường xuyên, lựa chọn các bài tập thể dục, cường độ tập luyện phù hợp với thể chất, sức khỏe của mỗi người

+ Kiêng rượu bia, các loài đồ uống có cồn, tránh hút thuốc hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích

+ Kiểm soát huyết áp với thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn

+ Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với chế độ ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, rau củ, thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, các ngừ, cá trích, óc chó, hạnh nhân, macca, trái cây sấy khô, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, quả lê, quả bơ, chuối, táo, mâm xôi, bông cải xanh, rau mùng tơi, rau muống, rau đay, rau cải, bắp cải, đậu xanh, đậu lăng, đậu thận, hạnh nhân, hạt chia, khoai lang, sữa chua, kim chi, sữa tươi,…

+ Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh, đồ hộp, các thực phẩm chứa nhiều muối, xúc xích, lạp xưởng, pizza, khoai tây chiên, gà rán,…

+ Tránh thực hiện các hoạt động, các bài tập thể dục làm tăng nguy cơ chấn thương thể chất

+ Những người bị bệnh hen suyễn, bệnh cơ tim phì đại, nhồi máu cơ tim,… cần tham khảo ý khiến bác sĩ trước khi tập luyện.

+ Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya, hạn chế căng thẳng, stress,…

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc 1-2 năm/ lần để đánh giá tình trạng sức khỏe.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác

  • Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau.
  • Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra.
  • Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
  • Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
  • Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối....
  • Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương
  • Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị.
  • Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?