Những bài tập cực tốt cho người bị rối loạn tiền đình
Triệu chứng chóng mặt khiến chúng ta bị chao đảo, thoáng váng, mất thăng bằng thậm chí còn cảm thấy buồn nôn khiến chúng ta khốn khổ. Vậy làm thế nào để giảm thiểu triệu chứng khó chịu này? Các bài tập dưới đây cực tốt cho những người đang bị rối loạn tiền đình hãy cùng luyện tập thường xuyên nhé
Những bài tập cho người bị rối loạn tiền đình có tác dụng giúp cho não bộ làm qquen và thích nghi với sự chuyển động. Rèn luyện khả năng theo dõi của mắt độc lập với sự chuyển động của đầu. Nhằm cải thiệ khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
Khi tập luyện những bài tập này với những người mới bắt đầu luyện tập sẽ có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt nhưng chỉ cần bạn kiên trì luyện tập các động tác chậm rãi chỉ sau một thời gian bạn sẽ cảm thấy cải thiện rõ rệt. Khi luyện tập nên tập cường độ thấp rồi sau đó độ khó tăng dần lên và thời gian tập luyện cũng tăng lên.
Bài tập Brandt – Daroff
Bước 1: Ngồi thẳng lưng ở mép giường, mắt nhìn về phía trước. Xoay đầu sang một bên góc 45 độ
Bước 2: Nằm thẳng xuống giường với đầu ở tư thế nghiêng góc 45 độ. Giữ nguyên trong khoảng 30 giây hoặc đến khi triệu chứng chóng mặt chấm dứt thì ngồi dậy.
Bước 3: Thực hiện tương tự nhưng xoay đầu sang bên đối diện, mỗi bên lặp lại động tác 3 lần, 2 – 3 lần/ngày.
Bài tập Romberg
Bước 1: Để tránh bị ngã do choáng váng bạn nên đứng gần vách tường, tư thế đứng thẳng, hai chân chụm sát, hai tay buông thẳng sát vào người. Hai mắt nhắm. Đứng như vậy trong 30 giây.
Bước 2: Có thể nâng mức độ cho động tác này, các bước như cũ, chỉ thay đổi là hai tay đưa thẳng về phía trước song song với mặt đất.
Bài tập lắc lư trước sau
Bước 1 Đầu tiên đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳng
Bước 2: Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân.
Bước 3: Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.
Lập lại như vậy 20 nhịp. Lúc đầu nên làm chầm chậm, sau đó nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
Bài tập tư thế cây cầu:
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, đầu gối gập cong, lòng bàn chân đặt trên sàn. Ngón chân quay thẳng vào hướng trước mặt, đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.
Bước 2: Hít vào nhẹ nhàng, đẩy hông lên cao, phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5- 10 phút.
Bài tập lắc lư hai bên
Bước 1: Đứng thẳng, dang chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng.
Bước 2: Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải. Không được nhấc gót và ngón chân lên.
Bước 3: Lập lại như vậy 20 nhịp. Lúc đầu nên làm chầm chậm, sau đó nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.
Bài tập tư thế quả núi
Bước 1: Đứng thẳng toàn thân, hai chân rộng bằng vai, hít thở sâu và hóp bụng dưới lại.
Bước 2: Nâng cao lồng ngực, rướn dài các đốt sống lên cao, hai tay vươn lên qua khỏi đầu kẹp sát mang tai.
Bước 3: Chắp 2 bàn tay lại, khuỷu tay thẳng thả lỏng, giữ nguyên tư thế này trong khoảng từ 1-3 phút và hít thở thật đều.
Bài tập tư thế đứng gập người về phía trước:
Bước 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng xuôi thân mình, hít vào phình bụng lên và nâng hai tay qua khỏi đầu kéo duỗi các đốt sống lên cao.
Bước 2: Thở ra hóp bụng vươn dài. Gập người về phía trước, cúi người xuống hai tay chạm sàn hoặc ôm lấy phần cổ chân. Thả lỏng đỉnh đầu, cổ và vai gáy, giữ nguyên tư thế này khoảng từ 1-3 phút và hít thở sâu.
Bài tập tư thế con cá:
Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, 2 chân khép sát, 2 tay buông dọc theo người, lòng bàn tay úp xuống.
Bước 2: Nghiêng bên phải lót tay trái dưới lưng, nghiêng bên trái lót tay phải dưới lưng.
Bước 3: Cùi chỏ tay thẳng và ấn sâu cùi chỏ tay dưới sàn, chuyển hết sức nặng vào cùi chỏ.
Bước 4: Hít vào và đẩy ngực lên, nâng đầu vai lên khỏi sàn, thở ra từ từ hạ nhẹ nhàng đầu xuống và thư giãn.
Co gối chạm trán:
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, hít vào và co gối nâng 2 chân lên. Thở ra, hai tay ôm gối và ép vào bụng.
Bước 2: Gối và ngón chân chụm sát nhau, nâng cổ, nâng đầu lên và đặt cằm giữa hai gối. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, hít thở thật sâu.
Bài tập cho mắt
Bước 1: Nhìn thẳng về phía trước, tập trung vào một vật thể cố định đặt ngang tầm mắt, cách khoảng 1 – 3m.
Bước 2: Lần lượt xoay đầu sang trái – phải hoặc gật đầu lên – xuống nhưng mắt vẫn giữ nguyên tầm nhìn vào mục tiêu.
Bước 3: Từ từ tăng dần tốc độ di chuyển của đầu và thời gian tập lên theo mức độ chịu đựng của cơ thể, nếu cảm thấy chóng mặt có thể thực hiện chậm hơn.
Khi đã quen nên duy trì động tác xoay hoặc gật đầu khoảng 30 giây/lần, lặp lại 3 lần/phiên tập và 3 phiên tập/ngày.
Bài tập dậm chân tại chỗ
Thực hiện động tác dậm chân tại chỗ như người đi hành quân. lặp đi lặp lại khoảng 3 phút.
Kết thúc bài tập và thả lỏng cơ thể.
Các bài tập trên đây dù rất đơn giản nhưng lại có thể giúp bạn thích nghi với cảm giác cơ thể chuyển động và giữ thăng bằng tốt hơn, là một biện pháp hiệu quả để cải thiện chứng rối loạn tiền đình và triệu chứng chóng mặt.
Những điều lưu ý khi tập luyện các bài tập
+ Thời gian tập chuỗi động tác tối thiểu trong khoảng 30 phút, trong đó có phần khởi động và thư giãn sau bài tập.
+ Để giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiền đình người tập cần phải kiên trì, chăm chỉ tập luyện thường xuyên
+ Không nên ăn trước khi tập khoảng 2 giờ.
+ Người bị mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp vẫn có thể tập yoga nhưng cần có sự chỉ dẫn của huấn luyện viên.
+ Khi tập luyện các bài tập cần chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác.
+ Nên luyện tập trên một tấm thảm hoặc chiếu, không nên tập trên nền đất hay sàn gạch
+ Trước khi bước vào bài tập, cần khởi động kỹ và đúng cách nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương gặp phải khi tập.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt
Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam trong những thập niên qua. -
Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt
Thời đại mới với rất nhiều loại hình thể thao giúp tăng cường sức khoẻ trong đó Teqball môn thể thao tổng hợp đòi hỏi nhanh nhẹn khéo léo, sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng của người chơi. -
Luật thi đấu Đá cầu mới nhất
Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v. -
Luật thi đấu cầu mây chính thức
Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v. -
Luật cử tạ chính thức
Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật đấu vật chính thức
Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v. -
Luật thi đấu Boxing chính thức
Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật thi đấu cầu lông
Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v. -
Luật thi đấu bóng rổ chính thức
Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam. -
Luật thi đấu bơi lội
Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.