Vì sao lưỡi có thể phân biệt được vị của thức ăn?

10/25/2018 5:23:26 PM
Trên đời này, mọi thứ thức ăn đều có mùi vị, trừ nước lã. Cho dù khi ăn ta bị bịt mắt, ta vẫn phân biệt được mùi vị và có thể chỉ ra đó là thứ gì.

 

Trên đời này, mọi thứ thức ăn đều có mùi vị, trừ nước lã. Cho dù khi ăn ta bị bịt mắt, ta vẫn phân biệt được mùi vị và có thể chỉ ra đó là thứ gì. Giả sử bạn bị bịt mắt để ăn một miếng dưa hấu. Ngoài vị ngọt của nọ, bạn có thể gọi đúng tên nó mà không bị nhầm với dưa bở, cho thử bạn ăn một quả mơ bạn cảm nhận ở nó vị chua, nhưng không thể nhầm với vị chua quả mận được. Nghĩa là phân biệt được vị khá chính xác và còn gọi được tên riêng của chúng. Đó là nhờ chức năng của lưỡi. Khi phát hiện ra nó là loại thức ăn nào, lưỡi dựa vào bộ ghi nhớ của não phân loại chúng. Trước đây bạn chưa bao giờ được ăn dưa hấu, bây giờ được ăn, trong khi bịt mắt, bạn chỉ thấy được vị ngọt của nó mà không thể gọi tên được, mà cũng không liên hệ được với dưa bở.

Vì sao lưỡi lại phân biệt được các vị của thức ăn?

Bởi vì trên lưỡi mọc rất nhiều nhú vị giác và nhú xúc giác. Nhú vị giác có hình nấm, còn nhú xúc giác có hình đài.

Nhú vị giác chính là đơn vị cảm thụ vị giác của lưỡi, nó phân bố khắp mặt trên và bên cạnh lưỡi, trên vòm họng và cả ở vòm miệng mềm. Chúng phát triển mạnh vào thời kỳ sơ sinh, sau này chậm dần lại. Khi tuổi già chúng bị giảm số lượng đi rõ rệt. Bởi vậy đừng cho rằng trẻ em không biết được, hoặc không nhạy bén với mùi vị như người lớn. Thực ra vị giác của chúng lại nhạy cảm hơn nhiều. Chính vì vậy cho trẻ uống thuốc đắng là rất khó, chúng hay dẫy dụa khóc thét lên. Còn ở người lớn ngoài ý thức tự giác uống thuốc không như trẻ, người lớn uống cũng không thấy thuốc đắng bằng trẻ.

Nhú vị giác có cấu tạo hình bầu dục và nổi lên mặt lưỡi như hình nấm. Bên ngoài có một lớp tế bào mặt đậy, để hở ra một lỗ ở đầu nhú vị giác. Tế bào thụ cảm vị giác nhỏ và có lông ở hai đầu. Chính một đầu lông được thò ra lỗ vị giác đó, còn đầu kia tập trung lại với nhau thành dây vị giác nó truyền sự hưng phấn của tế bào vị giác đến trung khu thần kinh vị giác ở vỏ não khi đầu kia đoạn lông nhận được kích thích từ thức ăn.

Tế bào vị giác có chiếc lông ở đầu mảnh dẻ nên được bao quanh bởi một loại tế bào chống đỡ, chúng vững chắc và đàn hồi tốt tạo điều kiện cho lông vị giác thò ra lỗ vị giác, vừa vặn tiếp xúc với thức ăn. Ngoài ra còn kể đến sự giúp đỡ của các nhú xúc giác hỗ trợ, "sờ mó" thức ăn để tăng khả năng nhận biết mùi vị của chúng.

Ta nếm thử thức ăn để đánh giá chất lượng món ăn. Đó là một cảm giác hỗn hợp, phức tạp và thường được phối hợp với khứu giác. Có 4 cảm giác cơ bản của nếm là: mặn, ngọt, đắng và chua. Cho đến các vị khác như cay, chát đều do 4 loại trên phối hợp tạo ra. Điều này rất có thể là do tế bào vị giác có 4 loại. Mỗi loại cảm thụ một kiểu kích thích vị giác, mà cho ta 4 cảm giác cơ bản đó. Căn cứ theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học, 4 loại tế bào cảm thụ cơ bản này được tập trung thành vùng riêng ở mặt lưỡi, chứ không trộn hòa vào nhau. Vùng vị ngọt ở ngay đầu lưỡi, vùng vị đắng tít trong cùng gần cuống lưỡi. Từ vùng vị ngọt đến vị đắng là vùng của vị chua và mặn, chua ở trong, mặn ở ngoài nhưng tập trung nhiều ở hai bên mép lưỡi. Ngoài những nhú vị giác cơ bản ở lưỡỉ, còn các nhú vị giác, xúc giác và bộ cảm thụ nhiệt, có khá nhiều ở vòm họng. Đặc biệt là sự tham gia tích cực của khứu giác. Tại trung khu thần kinh chúng được tổng hợp lại, đánh giá phân tích, mới cho ta có được cảm giác mùi vị phức hợp phong phú hơn 4 loại rất nhiều. Ta có thể gọi đúng tên món ăn mà ta ưa thích khi ta xem thực đơn ở khách sạn cũng là nhờ những kinh nghiệm truyền thống này.

Suckhoecuocsong.com.vn 

Các tin khác