Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. Vậy cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C.
Cách cơ thể điều tiết thân nhiệt
Cũng giống như các loài động vật có vú, chim con người là động vật nội nhiệt (máu nóng). Do đó chúng ta có khả năng duy trì thân nhiệt từ bên trong và ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài môi trường.
Do đó, nếu như nhiệt độ bên ngoài môi trường lớn hơn 37 độ C thì cơ thể của bạn sẽ phải tỏa ra lượng nhiệt dư thừa thông qua cơ chế đổ mồ hôi.
Khi không khí xung quanh nóng và ẩm, quá trình mất nhiệt chậm cơ thể sẽ giữ nhiệt và thân nhiệt chúng ta tăng lên. Đó là lý do tại sao khí hậu nóng khô thì vẫn dễ chịu hơn khí hậu nhiệt đới ẩm: không khí khô dễ hấp thụ mồ hôi hơn. Nếu trong trường hợp có gió khi đó gió sẽ thổi đến da mang theo không khí khô thay thế cho lớp không khí đã bị làm nóng và bão hòa mồ hôi, giúp tăng tốc độ thoát nhiệt và khiến cơ thể thoải mái hơn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể quá nóng?
Nếu như cơ thể tiết xúc với môi trừng có nhiệt độ quá cao thì khả năng cao nhất là sẽ bị thiệt mạng do cơ thể không thể tự làm mát để duy trì thân nhiệt ở trong ngưỡng an toàn.
Khi nhiệt độ cơ thể ở ngưỡng 38,5°C hầy hết chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy các triệu chứng mệt mỏi, sốt. Các triệu chứng tiếp tục tăng tiến khi thân nhiệt leo thang, vượt ra ngoài phạm vi hoạt động an toàn của các cơ quan quan trọng như tim, não và thận.
Ví dụ như tim trong cơ thể có vai trò như một cái máy bơm duy trì huyết áp cho cơ thể. Khi thân nhiệt tăng lên, nhịp tim và lực nó sản sinh trong mỗi lần co bóp đồng thời cũng tăng lên để đáp ứng được với khối lượng công việc nặng nhọc hơn.
Tim phải bơm một dòng máu nóng lấp đầy các mạch máu đang giãn ra khắp cơ thể, để đưa máu và oxy đến được các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Nếu cơ bắp của bạn cũng đang hoạt động, chúng thậm chí còn cần lưu lượng máu cao hơn nữa. Nếu như tất cả những điều này xảy ra tại cùng một thời điểm cơ thể bạn sẽ đổ mồ hôi liên tục dẫn đến tình trạng mất nước, sốc nhiệt.
Trái tim bản thân nó cũng là một cơ bắp, vì vậy nó cũng cần cung cấp thêm máu khi làm việc nặng. Nhưng khi phải bơm mạnh và nhanh, lưu lượng máu tới tim sẽ không còn đáp ứng được nhu cầu của chính nó dẫn đến cơn trụy tim và tử vong.
Nếu cơ thể chạm đến mức mức 40°C, ngoại trừ một số vận động viên tham gia giải đua Tour de France có thể chịu đựng trong khoảng thời gian giới hạn thì ở những người bình thường sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong.
Những người có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe nếu gặp phải tình trạng nhiệt độ cao như: người cao tuổi, béo phì, phụ nữ mang thai, người đang điều trị bệnh phải sử dụng một số loại thuốc có thể làm giảm khả năng chịu nhiệt của cơ thể
Vậy cơ thể của chúng ta có thể thích nghi khi nhiệt độ tăng
Câu trả lời là cơ thể chúng ta có thể thích nghi với nhiệt độ nóng nhưng quá trình này cũng có giới hạn của nó. Nếu như mức nhiệt ngoài trời quá nóng vượt quá sức chịu đựng của tim và quá trình đổ mồi hôi làm mát cơ thể không kịp.
Cơ thể con người cũng bị giới hạn bởi sự hoạt động của thận. Nó không thể tiết kiệm nước và chất điện giải vĩnh viễn. Mà lượng nước nạp vào cũng bị giới hạn bởi khả năng và thời gian hấp thụ của ruột.
Thích nghi với nhiệt yêu cầu cơ thể đổ mồ hôi, mà điều đó sẽ dẫn đến mất nước và chất điện giải. Cả hai quá trình này đều ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
Suckhoecuocsong (Trích lược theo GenK)
Các tin khác
-
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.