Vì sao dịch vị dạ dày có vị chua?

9/28/2018 4:28:32 PM
Trước đây người ta nghĩ đơn giản và có phần di dỏm: trong bụng con người có một cỗ máy nghiền thức ăn, nghiền thật nát ra và hút lấy chất bổ, còn cặn bã thì thải ra ngoài.

 

Trước đây người ta nghĩ đơn giản và có phần di dỏm: trong bụng con người có một cỗ máy nghiền thức ăn, nghiền thật nát ra và hút lấy chất bổ, còn cặn bã thì thải ra ngoài.

Vào năm 1752, một nhà sinh lý học người Italia tuổi đã lục tuần suốt ngày ngồi bên một cái lồng nhốt diều hâu. Ông tập trung hết sức lực cho một cuộc thí nghiệm của ông.

Diều hâu là một loài chim hung dữ. Nó có thể nuốt gọn một con chim nhỏ mà không bỏ lại một cái lông. Nhưng nó lại có một đặc tính rất kỳ lạ là nếu những thức ăn ăn vào mà không hợp khẩu vị của nó thì lập tức nó sẽ nôn hết ra.

Ông đã lợi dụng đặc tính này của diều hâu để tiến hành thí nghiệm, ông bỏ một miếng bọt biển vào trong một hộp tròn bằng kim loại được đục nhiều lỗ nhỏ và tìm cách để cho diều hâu ăn. Con vật không tiêu hóa được và cuổi cùng nó đã phải nôn số "thức ăn" đó ra.

Ông đã quan sát rất tỉ mỉ chiếc hộp kim loại và miếng bọt biển. Ông không phát hiện được gì thay đổi ở phần kim loại. Còn miếng bọt biển thì trọng lượng của nó nậng lên gấp 5 lần lúc đầu. Dương nhiên, những thứ có thể làm tăng trọng lượng của miếng bọt biển là do dạ dày cung cấp. Ông tiếp tục thí nghiệm, vắt dịch từ miếng bọt biển vào một cái cốc. Chính ông dùng lưỡi mình nếm thừ chất dịch này và thấy rằng nước dịch đó chua. Sau đó ông lại dùng giấy quì để thử, giấy quì chuyển từ màu xanh thành màu đỏ. Điều đó nói lên chất dịch trong dạ dày con vật có nhiều tính axit.

Sau đó ông còn cho một chút xương và mẩu thịt vào chiếc cốc đó. Một lúc sau phát hiện thấy cả xương và thịt bị nhão ra và hơn nữa còn bị hòa tan một ít. Ông lại nếm thử chỗ dung dịch đó, nó không còn chua nữa, mà biến thành đắng, tính axit cũng mất đi.

Từ đó ông đã đưa ra một cách nhìn mới mà hàng trăm năm sau các nhà hóa học mới chứng minh sự đúng đắn của nó. Cái bụng là một nhà máy hóa chất dùng cơ học tác động cho quá trình tiêu hóa qua cái dung dịch chua bí ấn chính là axit.

Khi chúng ta ăn nhiều hoặc sau mỗi lần sợ hãi, ta sẽ bị ợ chua. Trong nước chua đó có một phần là dịch dạ dày. Bạn biết tại sao dịch dạ dày lại có vị chua không?

Thành phần chủ yếu của dịch dạ dày là axitclohydric. Đây là một chất có tính axit mạnh. Những thức ăn mà chúng ta thường ăn mặc dù rất sạch sẽ, nhưng trong đó vẫn có lẫn một số vi khuẩn. Axit dạ dày có thể tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày theo đường thức ăn, đảm bảo vô trùng cho dạ dày và ruột non.

Sắt và canxi là hai chất không thể thiếu của cơ thể. Nhưng, chúng chỉ có thể được tiêu hoá, hấp thụ tốt trong điều kiện môi trường có tính axit. Sau khi axit dạ dày vào trong ruột non, sẽ làm cho môi trường trong ruột non cũng có tính axit. Như vậy, nó mới có ích cho việc hấp thụ sắt và canxi. Trong dịch dạ dày còn có một chất quan trọng gọi là men protein dạ dày. Vai trò của nó là tiêu hoá protein. Nhưng, men protein dạ dày chỉ có thể phát huy vai trò trong môi trường có tính axit tương đối cao. Như vậy, nó cần có axit dạ dày để tạo môi trường hoạt động thuận lợi.

Bạn có thấy lạ không, trong dạ dày chúng ta có axit clohyđric (HCL) vẫn dùng khi ta hàn thiếc, hàn cho hai tấm sắt. Nó có thể "ăn" được sắt thép vậy nó ở trong dạ dày thế nào và nó có bào mòn dạ dày không?

Đúng là trong dạ dày của ta có axit HCL nhưng nhờ có màng nhầy bao phủ nên HCL không "sơi dạ dày mà chỉ "sơi” thức ăn. Hơn nữa nồng độ cũng không lớn lắm. Nhưng dù sao cũng nên cẩn thận đừng nên uống rượu cùng với thuốc cảm có aspiri, nó có thể làm tan màng nhầy gây một vết loét vì axit HCL đấy. Axit HCL tác dụng vào thức ăn làm nhuyễn nó trong khi dạ đày tích cực co bóp cơ học cùng phá vở vỏ liên kết bao bọc bởi sợi cơ có trong thức ăn, đồng thời diệt các khuẩn xâm nhập theo thức ăn tạo điều kiện trộn với dịch vị để biến thức ăn thành vị trấp là một hỗn hợp nhuyễn như hồ dễ tiêu hóa.

Dịch vị có 0,5% là axit. Nếu thức ăn qua cửa tâm vị xuống dạ dày axit sẽ loãng đi làm kích thích tâm vị đóng cửa lại, ngăn thức ăn trở ngược lên thực quản. Nghĩa là sự đóng mở tâm vị phụ thuộc cơ chế bài tiết axit. Tăng bài tiết axit như khi bị viêm loét dạ dày sẽ làm tâm vị dễ mở, dễ ợ hơi, ợ chua. Khi đó các bác sĩ thường cấp cho người bệnh uống những viên thuốc muối. Thuốc muối có tính kiềm, nó trung hòa bớt axit thừa ở dạ dày, sẽ không ợ hơi ợ chua nữa. Còn những ai đó ăn quá no khi bị ợ, thức ăn có thể trở về miệng vì cửa tâm vị không đóng chặt như cửa môn vị phía dưới, mà cơ chế mở của nó lại là khi axit đủ nồng độ bình thường nghĩa là khi no quá nó cũng vẫn dễ mở. Dạ dày co bóp đẩy ngược thức ăn lên miệng kèm theo dịch vị dạ dày và axit HCL nên có vị chua.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác