Tục lệ ma chay độc đáo của người Tana Toraja, Indonesia
Không giống như bất kỳ một nơi nào trên thế giới, đối với người Tana Toraja, Indonesia cái chết không phải là chuyện riêng tư hay ảm đạm, u buồn mà đám tang ở đây lại thành lễ kỷ niệm đại chúng vui vẻ.
Tục lệ ở cùng người chết
Nhiều nước trên thế giới sau khi người thân trong gia đình mất đi sẽ được gia đình người thân an táng ngay trong vòng 1 tuần nhưng với người dân Tana Toraja có thể là nửa năm đến vài năm.
Khi một người thân trong nhà bị mất đi thi thể sẽ được tiêm chất ướp xác để không bị mùi và sẽ được đặt trong nhà như người còn sống. Người Tana Toraja cho rằng người nhà họ vẫn chưa chết, vẫn nói chuyện với thi thể mỗi ngày và họ không hề sợ mà ngược lại còn rất muốn giữ thi thể trong nhà ở lâu hơn đặc biệt với người họ vô cùng yêu quý.
Vì sao không chôn người chết ngay?
Vậy tại sao người Tana Toraja không chon người chết ngay bởi vì tục tục đám ma của người Tana Toraja siêu tốn kém, tốn rất nhiều tiền để tổ chức đám tang do đó người dân nơi đây dường như họ sống cả đời chỉ để cho khoảnh khắc chết làm đám ma. Tùy theo điều kiện gia đình, địa vị, tiền bạc của người nhà đám ma cũng là lúc thể hiện sự giàu có, địa vị của gia đình.
Một lễ tang diễn ra người Tana Toraja có thể tiêu đến số tiền hàng triệu đô la. Đó là lý do họ phải chờ cho tới khi chuẩn bị đủ tiền, chờ tất cả thành viên, họ hàng trong gia đình từ khắp nơi có điều kiện về dự đám tang. Nếu gia đình nào có điều kiện có thể tổ chức đám tang trong vòng nửa năm thậm chí những gia đình chưa có điều kiện đám tang phải mất mấy năm mới có thể tổ chức được.
Lễ đám tang đầy hoan hỷ và tốn kém
Với người Tana Toraja ngày quan trọng nhất một đời người của họ là đám tang. Đám tang còn gọi là Rampu solo, bất kỳ du khách nào đến với làng cũng đều mong đợi được tham dự lễ độc đáo này.
Trái hẳn với sự đau buồn, tang tóc như hầu hết các đám tang thì người nhà chỉ khóc khi người thân của họ chết và ngày chôn cất.
Tại đây đám tang như bữa tiệc, ai cũng vui, hồ hởi, số lượng người tham dự đám tang tùy thuộc vào sự giàu có của chủ nhà. Chủ nhà sẽ chiêu đãi đồ ngọt, giết rất nhiều heo cắt thịt sống và chia cho người tham dự. Ngày cuối cùng của đám tang chủ nhà sẽ đâm sống rất nhiều con trâu, máu tuôn ào ào ra trông rất đáng sợ.
Sau khi giết trâu, người nhà giữ lại xương hàm và sừng trâu treo lên nhà truyền thống và thường tự hào khoe với khách đến chơi nhà họ đã giết bao nhiêu trâu cho đám tang.
Trang phục đi dự đám tang
Khi được mời tham dự một đám tang người tham dự sẽ mặc đồ đen, dài qua gối, kín đáo và mang theo nón truyền thống của người làng.
Đám tang có thể khiến gia đình người nhà rơi vào cảnh nợ nần chồng chất trả mấy chục năm chưa hết. Nhưng quan niệm của họ là tích luỹ cả đời cho cái chết, và họ tin người chết đi sẽ hạnh phúc và ban nhiều phước lộc cho gia đình.
Cách chôn cất của người Tana Toraja
Với em bé dưới 2 tuổi
Có chỗ họ sẽ đem thi hài em bé bỏ trong hốc cây và lấy miếng màu đen che lại. Họ tin rằng em bé chưa nói chưa tạo ra bất kỳ tội lỗi nào (trong thiên chúa gọi là sin mà các bạn đã biết về 7 sins của con người) nên để em bé trong hốc cây cho lớn cùng với cây đại thụ. Hiện tục lệ này không còn phổ biến.
Với người lớn có địa vị xã hội
Thi hài sẽ được bỏ trong quan tài, với phụ nữ thì quan tài có đầu heo, còn đàn ông thì đầu sừng trâu. Các quan tài này sẽ được bỏ trong các hốc trên vách đá thật cao. Thi hài nào càng ở trên cao thì chứng tỏ họ có quyền cao chức trọng trong xã hội.
Người nhà cũng tạc tượng cho người chết và bỏ ở một vị trí dễ nhìn cùng với các tượng khác trên vách đá. Để bỏ bỏ quan tài vào hốc đá phải có ít nhất 10 người khiêng và những thợ chuyên nghiệp đu giây đưa quan tài vào trong. Các vách đá thường cao đến 15-20 mét, cực kỳ nguy hiểm khi làm chuyện này.
Với những người bình thường sau khi tổ chức đám tang sẽ được chôn dưới đất hoặc bỏ quan tài trong hang tối hoặc có giàn treo lên cao.
Tương tự như một lễ hội văn hóa, bạn có thể chứng kiến tất cả những điểm nổi bật của văn hóa Torajan, bao gồm khiêu vũ, ca hát, nghệ thuật và thậm chí là các cuộc thi đấu bò tót trong đám tang ở Torajan. Và đừng lo lắng về việc không được mời bởi tất cả du khách đều được chào đón.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Phuotvivu
Các tin khác
-
Những lễ hội đặc sắc tại Đức nhất định phải tham gia
Nếu du khách yêu thích văn hóa Đức đừng quên tham gia những lễ hội đặc sắc tại Đức khi đến du lịch Đức nhé. -
Tham gia lễ hội tế thần độc đáo Yadnya Kasada tại Indonesia
Nếu có dịp đến huyện Probolinggo, Đông Java, Indonesia du khách sẽ được theo chân người bản xứ tham ra lễ hội tế thần độc đáo Yadnya Kasada. -
Độc đáo lễ hội đua bò ở Indonesia
Lễ hội đua bò tại Indonesia là một phần trong văn hóa của tộc người Minangkabau ở Tây Sumatra vào cuối mùa vụ. -
Tìm hiểu về lễ hội trèo cau bôi mỡ của người Indonesia
Lễ hội độc đáo trèo cau bôi mỡ là một trong những lễ hội đặc sắc của người dân Indonesia. Hàng năm lễ hội độc đáo này thu hút hàng trăm nghìn người dân tham gia. -
Tham dự lễ hội đốt lửa truyền thống của người Viking trên quần đảo Shetland
Lễ hội đốt lửa truyền thống giữa mùa đông mang tên gọi Up Helly Aa của người Viking trên quần đảo Shetland của Scotland nhằm tôn vinh nền văn hóa Viking, từng tồn tại lâu dài và để lại ảnh hưởng lớn ở khu vực Bắc Âu. -
Ngày xuân so sánh những lễ hội cực quái trên hành tinh
Lễ hội là nét đẹp thể hiện nền văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia. Song hành với những lễ hội cổ truyền,nhiều lễ hội cực quái mang lại tiếng cười vui nhưng cũng không kém phần tinh tế lôi cuốn người xem. -
Những nghi lễ cổ xưa lạ lùng, độc đáo trên thế giới
Lễ tắm tượng, vũ điệu rắn đen hay cuộc tranh luận lớn là những nghi lễ đã tồn tại hàng trăm năm, với ý nghĩa văn hóa sâu sắc. -
Những phong tục cầu may của Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước có nhiều phong tục độc đáo. Một trong số đó là gửi gắm niềm tin, vận may của mình vào vật dụng, món ăn đặc biệt. -
Những lễ hội hút khách bậc nhất ở cố đô xứ Phù Tang
Người dân Kyoto tổ chức những lễ hội hoành tráng mỗi năm để tái hiện quá khứ huy hoàng và văn hóa truyền thống độc đáo.