Những lễ hội hút khách bậc nhất ở cố đô xứ Phù Tang
Người dân Kyoto tổ chức những lễ hội hoành tráng mỗi năm để tái hiện quá khứ huy hoàng và văn hóa truyền thống độc đáo.
Lễ hội hoa anh đào Oukasai
Lễ hội được tổ chức vào ngày 10/4 hàng năm ở Hirano Jinja, Kyoto, một đền thờ nổi tiếng do hoàng đế Kanmu xây dựng năm 794. Đền Hirano Jinja thờ 4 vị thần quan trọng của Nhật Bản: Imakinosume Okami, Kudono Okami, Furuakino Okami, và Himeno Okami.
Anh đào bắt đầu được trồng ở Hirano Jinja từ 1.000 năm trước. Vì thế, đây là điểm ngắm hoa anh đào lý tưởng vào mỗi mùa xuân.
Có khoảng hơn 60 loại anh đào trong số hơn 400 cây ở đây. Thời gian hoa anh đào nở đẹp nhất là từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5.
Lễ hội Oukasai gồm một lễ diễu hành gồm 250 người mặc các trang phục truyền thống đi quanh vùng. Trong thời Edo, ngôi đền được goi là Hirano-no Yozakura, nghĩa là “anh đào nở về đêm ở Hirano”.
Một tên gọi khác của đền là “Đền thờ dành cho hoa và phụ nữ”, vì vậy nhiều phụ nữ đến cầu tự hoặc cầu duyên.
Lễ diễu hành với những bộ trang phục truyền thống tuyệt đẹp trong lễ hội Aoi.
Lễ hội Aoi
Đây là một trong những lễ hội thường niên lớn nhất ở Kyoto vào ngày 15/5 hàng năm. Lễ hội nổi tiếng với màn diễu hành tuyệt đẹp từ 1.000 năm trước.
Tên lễ hội là “aoi”, loại lá được sử dụng trong lễ phục và trang trí. Khoảng 500 người mặc trang phục truyền thống đi diễu hành qua các đường phố, bắt đầu từ Hoàng cung Kyoto, đến đền Shimogamo và kết thúc ở đền Kamigamo.
Lễ hội bắt nguồn từ thời kỳ Heian, khi giới quý tộc phát triển hưng thịnh ở Nhật Bản. Để tái hiện thời kỳ này, người ta mặc những bộ lễ phục tuyệt đẹp, đón thánh chỉ của hoàng đế và mang lễ vật đến đền Shimogamo và Kamigamo.
Một trong những điểm nhấn của lễ diễu hành là người mang thánh chỉ cưỡi ngựa với chiếc gươm vàng giắt bên người. Những cô gái chưa chồng được lựa chọn ở Kyoto cũng là một phần quan trọng của lễ hội. Họ mặc lễ phục cung đình với 12 lớp kimono.
Lễ hội Gion ngăn ngừa thiên tai.
Lễ hội Gion
Lễ hội diễn ra trong cả tháng 7, với các màn diễu hành chính vào ngày 17 và 24. Đây là lễ hội truyền thống của đền Yasaka, diễn ra từ thế kỷ thứ 9 để ngăn những thiên tai như hỏa hoạn, lũ lụt và động đất.
3 đêm trước màn diễu hành chính, khu vực trung tâm Kyoto chỉ dành riêng cho người đi bộ. Thời gian này, các con phố tràn ngập các quầy hàng bán các loại thức ăn đường phố như takoyaki, okonomiyaki, và yakitori.
Các cô gái mặc kimono mùa hè truyền thống đi dạo quanh những con phố. Nhiều gia đình mở cửa trưng bày các món đồ gia truyền. Đây là cơ hội tuyệt vời để thưởng thức ẩm thực địa phương và tìm hiểu văn hóa truyền thống của Kyoto.
Lễ hội Gozan no Okuribi
Còn được gọi là Daimonji no Okuribi, lễ hội được tổ chức vào ngày 16/8 ở Kyoto. Những đống lửa okuribi được đốt trên những ngọn núi báo hiệu mùa hè đã qua.
Người Nhật tin rằng, tổ tiên của họ trở về từ thế giới bên kia trong lễ hội, và lửa được đốt để chiếu sáng như dấu hiệu gửi đi linh hồn của tổ tiên.
Một số hộ gia đình có nhiệm vụ đốt lửa để giữ gìn truyền thống. Mỗi đống lửa cháy trong vòng 30 phút.
Lễ diễu hành tái hiện lịch sử của lễ hội Jidai.
Lễ hội Jidai
Lễ hội diễn ra vào ngày 22/10 hàng năm. Một cuộc diễu hành tái hiện lịch sử với sự tham gia của mọi người đủ các lứa tuổi, mặc các trang phục truyền thống từ thời phong kiến Nhật Bản. Một số người vinh dự đóng vai các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử.
Cuộc diễu hành bắt đầu vào sáng sớm đến Hoàng cung Kyoto. Tiếp đó là đám rước kéo dài 3 giờ đồng hồ với 2.000 người mặc trang phục samurai, quân đội… và kết thúc ở đền Heian.
Suckhoecuocsong.vn (Nguồn jpninfo)
Các tin khác
-
Những lễ hội đặc sắc tại Đức nhất định phải tham gia
Nếu du khách yêu thích văn hóa Đức đừng quên tham gia những lễ hội đặc sắc tại Đức khi đến du lịch Đức nhé. -
Tục lệ ma chay độc đáo của người Tana Toraja, Indonesia
Không giống như bất kỳ một nơi nào trên thế giới, đối với người Tana Toraja, Indonesia cái chết không phải là chuyện riêng tư hay ảm đạm, u buồn mà đám tang ở đây lại thành lễ kỷ niệm đại chúng vui vẻ. -
Tham gia lễ hội tế thần độc đáo Yadnya Kasada tại Indonesia
Nếu có dịp đến huyện Probolinggo, Đông Java, Indonesia du khách sẽ được theo chân người bản xứ tham ra lễ hội tế thần độc đáo Yadnya Kasada. -
Độc đáo lễ hội đua bò ở Indonesia
Lễ hội đua bò tại Indonesia là một phần trong văn hóa của tộc người Minangkabau ở Tây Sumatra vào cuối mùa vụ. -
Tìm hiểu về lễ hội trèo cau bôi mỡ của người Indonesia
Lễ hội độc đáo trèo cau bôi mỡ là một trong những lễ hội đặc sắc của người dân Indonesia. Hàng năm lễ hội độc đáo này thu hút hàng trăm nghìn người dân tham gia. -
Tham dự lễ hội đốt lửa truyền thống của người Viking trên quần đảo Shetland
Lễ hội đốt lửa truyền thống giữa mùa đông mang tên gọi Up Helly Aa của người Viking trên quần đảo Shetland của Scotland nhằm tôn vinh nền văn hóa Viking, từng tồn tại lâu dài và để lại ảnh hưởng lớn ở khu vực Bắc Âu. -
Ngày xuân so sánh những lễ hội cực quái trên hành tinh
Lễ hội là nét đẹp thể hiện nền văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia. Song hành với những lễ hội cổ truyền,nhiều lễ hội cực quái mang lại tiếng cười vui nhưng cũng không kém phần tinh tế lôi cuốn người xem. -
Những nghi lễ cổ xưa lạ lùng, độc đáo trên thế giới
Lễ tắm tượng, vũ điệu rắn đen hay cuộc tranh luận lớn là những nghi lễ đã tồn tại hàng trăm năm, với ý nghĩa văn hóa sâu sắc. -
Những phong tục cầu may của Nhật Bản
Nhật Bản là đất nước có nhiều phong tục độc đáo. Một trong số đó là gửi gắm niềm tin, vận may của mình vào vật dụng, món ăn đặc biệt.