Tư thế chạy bộ đúng duy trì độ bền

6/17/2016 4:29:46 PM
Những người mới “nhập môn chạy” thường rất bỡ ngỡ, nếu không có người chỉ dẫn hoặc không có huấn luyện viên trong những buổi đầu phần đa các bạn mới tham gia bộ môn này đều chạy theo bản năng, sai tư thế.

 

Những người mới “nhập môn chạy” thường rất bỡ ngỡ, nếu không có người chỉ dẫn hoặc không có huấn luyện viên trong những buổi đầu phần đa các bạn mới tham gia bộ môn này đều chạy theo bản năng, sai tư thế. Ngay từ đầu bạn nên để ý đến tư thế chạy, thao tác chuẩn (kết hợp tay và chân) để tiếc kiệm được sức lực và chạy được đoạn đường dài. Chạy bộ là bản năng của loài người do vậy chỉ cần bạn để ý một chút thôi chúng ta sẽ có được sức bền và không gây trấn thương.

Tư thế

- Thân người (cột xương sống) giữ ổn định. Từ vai, lưng và chân luôn tạo thành một trục đường thẳng khi chạy.

- Đầu ngẩng cao,mắt nhìn thẳng, quan sát đường chạy phía trước. Vai thả lỏng, mở rộng hướng về phía trước.

- Trọng tâm người hơi ngả về phía trước nhưng không gập lưng quá nhiều như thế sẽ khiến trọng tâm khi chạy không được cân đối.

Đầu gối

- Đầu gối nên chùng nhẹ một cách tự nhiên khi tiếp đất nhằm giảm lực phản khi tiếp đất. Nếu đầu gối càng duỗi thẳng thì lực phản càng lớn, cơ bắp nhanh mỏi. Không nhấc đầu gối cao.

- Bạn nên chạy chậm để chỉnh tư thế ngay từ ban đầu, khi bạn đã chạy sai rất khó sửa dáng.

Chân

-  bạn thường có thói quen sai lần khi nhấc chân quá cao khi chạy bộ. Để thực hiện được cách chạy bộ đúng cách bạn nên để bàn chân khi chạy càng sát mặt đất càng tốt, hai mũi chân cùng hướng thẳng về phía trước, hạn chế nhấc cao đầu gối, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được năng lượng và thăng bằng khi chạy

- Sải chân bước ngắn, guồng chân (cadence) nhanh (180 bước/phút, bạn có thể tự đếm trong 1 phút đáp chân phải bao nhiêu lần rồi nhân đôi), thay vì sải bước dài dễ gây chấn thương.

Tay

- Khuỷu tay gập gọn. Hai tay để sát thân người, đánh về phía trước một cách tự nhiên theo nhịp chân.

- Không gồng cánh tay, bàn tay sẽ khiến bạn nhanh mỏi hoặc căng cứng cơ

- Không đánh tay quá cao tới tầm ngực hoặc đánh tay quá nhanh sẽ làm bạn mất sức. Bàn tay hơi khum lại và thả lỏng. Không nắm chặt, cản trở việc lưu thông máu, nhanh mỏi. Nếu tay bạn buộc phải cầm theo vật gì đó như điện thoại hay chai nước thì nên thường xuyên đổi tay.

Chạy bộ là môn thể thao giúp bạn có thể tăng cường sức khỏe, sức dẻo dai cho cơ thể rất tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng tham gia được môn thể thao này. Đối với những người bị đau chân, đau mỏi gối thì đây là bộ môn không phù hợp. Lực cơ thể sẽ dồn lên chân và đầu gối sẽ khiến bạn càng đau thêm đấy.

Suckhoecuocsong.com.vn

 

Các tin khác

  • Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Cách phòng tránh chấn thương khi chơi Pickleball

    Môn thể thao Pickleball mang đến những cảm giác mới lạ, phấn khích vừa tốt cho sức khoẻ vừa tương thích với chiều cao, thể trạng người Việt. Nhưng để tránh chấn thương trong quá trình chơi Pickleball cần chú ý những điều sau.
  • Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Cách phòng tránh đau ngực khi tập thể dục

    Trong quá trình tập luyện thể dục hàng ngày nếu xuất hiện các cơn đau ngực kèm theo một số triệu chứng khác cần lập tức ngừng tập luyện, xác định nguyên nhân gây đau ngực do đâu, cách phòng tránh những cơn đau ngực để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Đau bàn chân khi chạy bộ cần xử lý như thế nào

    Tình trạng đau bàn chân sau khi chạy bộ khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến quá trình tập luyện thể thao. Nguyên nhân nào gây đau bàn chân, cách xử lý như thế nào để giảm thiểu các cơn đau bàn chân gây ra.
  • Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Vì sao sau khi tập thể dục bị buồn nôn, chóng mặt?

    Sau khi kết thúc quá trình tập luyện khá nhiều người gặp tình trạng, buồn nôn, chóng mặt, đầu choáng váng. Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng buồn nôn, chóng mặt sau khi tập thể dục, cách khắc phục như thế nào?
  • Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối khi tập luyện thể thao cần làm gì

    Đau đầu gối gây ảnh hưởng tới quá trình tập luyện thể thao nếu không có biện pháp khắc phục có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn. Vậy khi bị đau đầu gối cần làm gì để cải thiện.
  • Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Phòng bệnh khi đi bơi, những nguyên tắc cần nhớ

    Bơi lội là môn thể thao dưới nước mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình bơi lội dưới nước cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan vi khuẩn trong bể bơi công cộng, ao hồ, sông suối....
  • Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Sai lầm mắc phải khi tập thể dục dễ gặp chấn thương cần bỏ ngay

    Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, tốt cho xương khớp nhưng khi tập thể dục cần tránh những sai lầm dưới đây không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn dễ gặp chấn thương
  • Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Chấn thương golf đặc thù, phương pháp điều trị

    Golf là môn thể thao nhẹ nhàng, được nhiều người ưa chuộng.Tuy không phải môn thể thao tập thể, không có sự đối kháng trực tiếp nhưng golf cũng tiềm ẩn những chấn thương đặc thù gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Đau khớp háng sau khi tập thể thao phải xử lý thế nào

    Thông thường, sau khi chơi thể thao, vận động mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên nếu đau khớp hángthì khả năng bị chấn thương cơ xương xung quanh bộ phận khớp hángrât cao, cần được thăm khám,điều trị.
  • Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Bổ sung nước khi chơi thể thao: sai lầm nên tránh, cách bổ sung hợp lý

    Nhiều người cho rằng nên bổ sung sung càng nhiều càng tốt để bù đắp lại lượng nước. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả thi đấu, tập luyện. Vậy cần phải bổ sung nước khi chơi tennis như thế nào?