Thực vật cảm nhận được nỗi đau khi chúng bị ăn
Trong một kết quả nghiên cứu mới đây thực vật cảm nhận được khi nào thì bị ăn đấy và tất nhiên là chúng không thích điều này chút nào đâu.
Việc thực vật có trí thông minh không phải là một kiến thức hoàn toàn mới. Tuy nhiên, có lẽ ít người ngờ rằng chúng thậm chí biết được khi nào bản thân đang bị kẻ thù ăn, và thậm chí chúng còn không hề thích thú gì chuyện đó.
Đây là kết quả từ một nghiên cứu của ĐH Missouri từ năm 2015. Theo đó, các chuyên gia phát hiện ra rằng cây cối khi bị ăn có thể tự đưa ra cơ chế tự vệ, nhằm ngăn chặn chuyện đó xảy ra.
Cụ thể, nhóm chuyên gia thực hiện thí nghiệm trên các cây dòng Arabidopsis - bao gồm các loài cây thuộc họ cải như cải xanh, bông cải... Đây là những loại cây vốn được sử dụng trong rất nhiều thí nghiệm khác nhau, vì chúng là những thực vật đầu tiên được giải mã bộ gene, và cũng là những vật thí nghiệm quen thuộc nhất với khoa học.
Đầu tiên, dựa trên giả thuyết cây cối có thể cảm nhận khi bị ăn, các chuyên gia đã cho một con sâu ăn lá, sau đó ghi lại rung động do chúng tạo ra. Họ kiểm soát các tác nhân tự nhiên khác như tiếng gió, tiếng nước chảy...
Kết quả là gì? Các cây tham gia thí nghiệm sản xuất một lượng tinh dầu có vị giống mù tạt (mustard oil - dầu mù tạt) nhiều hơn hẳn so với bình thường. Loại dầu này giống như một chất độc dạng nhẹ, được cây tiết ra và vận chuyển đi khắp cơ thể nhằm xua đuổi kẻ thù. Trong đó, chúng còn phân biệt được rung động từ "tiếng nhai" với các loại rung động tự nhiên khác.
"Các nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng thực vật có thể phản ứng với năng lượng âm thanh - như trong âm nhạc" - Heidi Appel từ ĐH Missouri cho biết.
"Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi là minh chứng đầu tiên cho thấy thực vật có thể cảm nhận được các rung động gây đe dọa. Trong đó, rung động phát ra khi ăn có thể kích hoạt cơ chế tự vệ của thực vật, khiến chúng phát ra các chất hóa học để tự vệ."
Điều này cũng giải thích vì sao lá cây thường hay bị sâu gặm nham nhở, chứ không ăn hết hoàn toàn. Đơn giản là vì cây cối đã tự mình đuổi chúng đi mà thôi.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo GenK/ Nguồn Tri thức trẻ)
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.