Thoái hóa khớp cổ chân: Căn bệnh kinh niên của các cầu thủ bóng đá

2/21/2017 10:14:11 AM
Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân. Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra ở các bệnh nhân ngoài 40 tuổi và đặc biệt là các cầu thủ, vận động viên, diễn viên múa do nghề nghiệp gây nên. 

 

Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân. Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra ở các bệnh nhân ngoài 40 tuổi và đặc biệt là các cầu thủ, vận động viên, diễn viên múa do nghề nghiệp gây nên. Thoái hóa khớp cổ chân không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày và nguy cơ dẫn đến tàn phế. Vì vậy, phương pháp bảo vệ các khớp, đặc biệt là khớp cổ chân là cực kỳ quan trọng.

Triệu chứng và nguy cơ nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng khớp cổ chân, sau đó là cảm thấy vướng víu khi vận động. Các cơn đau nhói có thể xảy ra bất chợt hoặc khi gắng sức hay ấn vùng khớp cũng như va đập. mức độ các cơn đau dao động từ nhẹ đến nặng, tăng trong quá trình vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Những cơn đau làm giảm biên độ hoạt động của khớp cổ chân, kéo dài trong một thời gian dài  dẫn tới bệnh teo cơ và trong một số trường hợp còn có thể gây biến dạng xương.  Ngoài ra, bệnh có thể gây ra các phản ứng viêm như sưng nóng đỏ ở khớp cổ chân, tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau suốt ngày đêm.

Phương pháp phòng tránh

Để hạn chế việc thoái hóa khớp cổ chân cần chia ra theo độ tuổi, nghề nghiệp. Cụ thể: 

 Đối với người cao tuổi, bệnh nhân nên có một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Tương tự, việc đi lại, tập luyện tùy theo điều kiện và cơ địa của mỗi người. Để đề phòng bệnh thoái hóa khớp cổ chân, các trung niên ngoài 40 tuổi nên chú ý việc sinh hoạt và kèm theo một chế độ luyện tập nhẹ nhàng, đều đặn như việc chơi thể thao, đi bộ, đi bơi. Hạn chế việc mang vác nặng làm các cơ hoạt động quá sức khiến cho cổ chân phải chịu một khối lượng lớn dễ dẫn đến viêm hoặc thoái hoá khớp. Tuân thủ thời gian khám bệnh định kỳ để được tư vấn một cách đúng đắn, kịp thời.

Cần có sự tập luyện khớp xương cổ chân nhẹ nhàng như: xoay khớp nhẹ nhàng, xoa bóp cổ chân, đi lại trong nhà. Trong đó, đi bộ là hình thức tập luyện khá hiệu quả và được đại đa số mọi người thực hiện. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên đi quá xa có thể gây mệt mỏi.

Cầu thủ bóng đá khởi động trước khi vào trận đấu

Đối với cầu thủ bóng đá, vận động viên, diễn viên múa trước khi vào trận hoặc biểu diễn cần vận động khớp cổ chân nhẹ nhàng để làm quen, nóng dần các khớp cổ chân. Trong quá trình làm việc, thi đấu nếu bị chấn thương cần:

+ Nằm nghỉ, hạn chế cử động cổ chân, có thể tiến hành gắn nẹp bảo vệ.

+ Chườm lạnh quanh cổ chân bằng túi nylon đựng nước đá.

+ Dùng băng thun băng ép vừa phải từ bàn chân lên đến gối để hạn chế sự sưng do ứ trệ máu tĩnh mạch.

+ Nằm kê chân cao giúp sự lưu thông máu tĩnh mạch dễ dàng hơn. Chú ý không nên kê quá cao, thường khoảng 10-20cm là vừa. Cao quá sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch xuống bàn chân.

+ Kiểm tra cổ chân bằng phim X-quang để sớm phát hiện gãy xương hay trật khớp như gãy mắt cá, gãy xương sên, trật khớp cổ chân, gãy trần chày, gãy xương gót.

+ Nếu không gãy xương, đa số là tổn thương dây chằng cổ chân và bao khớp, còn gọi là bong gân. Cần cố định tư thế cổ chân trong một thời gian để các dây chằng lành tốt.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác