Tại sao có hiện tượng lóa mắt khi từ sáng vào tối
Có lúc đang đi ngoài nắng ta bước vào trong nơi có ánh sáng yếu như rạp chiếu phim chẳng hạn, ta không nhìn thấy gì cả, trước mắt chỉ là một đám tối mò không hình dạng. Tay giơ ra cũng chẳng nhìn thấy ngón, bước đi càng khó khăn. Phải dừng lại một lát để mắt làm quen với bóng tối, thi dần dần mới nhìn rõ mọi vật xung quanh.
Tại sao lại có hiện tượng đó?
Khi ra đường, đặc biệt khi trời nắng, ánh sáng này khá mạnh, mắt bạn sẽ có xu hướng díu lại. Đây là 1 hiện tượng bình thường, bởi khi phát hiện tia sáng chói, mí mắt sẽ được não chỉ đạo giúp mắt nhắm nhanh, díu lại để ngăn cản tia UV lọt vào trong mắt.
Các bộ phận như tròng đen mắt sẽ quy định độ khép hờ hay mở lớn nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt nhằm tránh gây hại cho mắt.
Cụ thể, trong môi trường nắng, ánh sáng mạnh, đồng tử của mắt thường co lại để tránh nguồn sáng mạnh. Ngược lại, trong môi trường râm, mát, đồng tử mắt sẽ thường giãn nở to để đón ánh sáng vào nhiều hơn.
Vì thế, khi bạn đi nắng về, trở vào nhà, bạn bỗng cảm thấy hoa mắt một chút, đây là lúc mà đồng tử thay đổi trạng thái của mình, giãn nở ra khi ở bóng râm.
Chúng ta cùng phải bắt đầu xem xét từ cấu tạo của một tổ chức mắt gọi là võng mạc. Võng mạc là một lớp màng mỏng được hợp thành do vô vàn tế bào thần kinh cảm thụ được tia sáng như đã chết. Ở lớp thứ 2 của màng võng mạc có hai loại tế bào khác nhau. Một loại gọi là tế bào gậy có hình một trụ tròn dài như cây gậy. Loại tế bào này có khoảng 120 triệu. Một loại tế bào khác người ta gọi là tế bào nón có hình như cái nón. Loại này có khoảng 7 triệu và tập trung nhiều ở trung tâm điểm vàng. Càng xa điểm vàng tế bào thần kinh thị giác càng ít dần, tế bào nón cũng ít đi, tế bào gây nhiều hơn chút ít nhưng cũng giảm dần.
Hai loại tế bào cảm thụ ánh sáng này luôn bổ trợ cho nhau nhưng lai phân công rất rõ ràng. Tế bào nón tiếp nhận ánh sáng rõ như ánh sáng ban ngày còn tế bào gậy lại cảm nhận ánh sáng yếu như ánh sáng ban đêm.
Ta vừa mới từ nơi có ánh sáng rõ nghĩa là các tế bào nón đang làm việc, ta bước vào nơi có bóng tối, ánh sáng yếu ớt. Tế bào nón không đảm trách nhiệm được nữa và phải trao lại cho tế bào gậy. Thế nhưng quá trình chuyển đổi này không thể diễn ra ngay được.
Trong võng mạc có màu đỏ tóa là do một chất hóa học có tên là rhodopsin, sắc tố thị giác đỏ tía. Khi ánh sáng mạnh tác động vào, chúng bị phân giải ra, tác động vào tế bào thần kinh thị giác hình nón làm ta có cảm nhận được hình ảnh của vật thể, rồi sau đó chúng lại kết hợp lại để trở thành rhodopsin khi ánh sáng yếu đi. Tế bào gậy nhờ rhodopsin mà hoàn thành nhiệm vụ cảm thụ ánh sáng yếu. Do rhodopsin bị phân giải ở nơi có ánh sáng mạnh ngoài trời trước khi bạn bước vào phòng tối mà lại không chờ một thời gian ngắn đủ để chúng khôi phục lại. Bạn thấy rõ vì sao từ chỗ sáng vào chỗ tối đột ngột, trước mặt bạn xuất hiện một vùng không phân biệt được.
Qua đây bạn còn thấy rõ thêm người bị thiếu vitamin A sẽ bị quáng ga không nhìn rõ khi trời tối bởi rhodopsin chính là từ vitamin A mà ra
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.