Tai có thể nghe được các loại âm thanh nào?
Tai có thể nghe được các loại âm thanh nào?
Cái tai mà ta thường nói đến chỉ là bộ phận đầu tiên của cơ quan thính giác thò ra ngoài đầu tạo thành vành tai. Trong y học gọi nó là tai ngoài. Vành tai chỉ tạo điều kiện hướng sóng âm vào lỗ tai, chứ không nghe được. Những bộ phận quan trọng nhất, phức tạp nhất của tai để nhận biết âm thanh, đều nằm sâu trong đầu, bên ngoài chẳng nhìn thấy gì cả.
Chúng gồm ba bộ phận hợp thành: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có tác dụng hướng và thu lấy sóng âm thanh. Cái vành tai có hình của cái loa nhiều nếp gấp trơn. Cái hình dáng đó rất lợi cho việc tập hợp sóng âm vào trong tai. Vành tai của đa số các động vật khác có thể chuyển động được (vẫy tai được) chúng có thể chuyên hướng về phía có tiếng động, phát hiện những âm thanh của kẻ thù, giúp cho cái đầu khỏi thêm việc quay đi quay lại, yên trí tìm mồi, bởi thế các cơ vành tai khá phát triển.
Con người, các cơ này đã thoái hóa gần như hết, tai không cử động được, bởi lẽ con người ngày càng chủ động mọi thứ nên chẳng cần vẫy tai làm gì. Nhưng chúng ta cũng không nên cho rằng không cần luôn cả vành tai. Tất nhiên âm thanh lan truyền trong không khí ở dạng sóng, dù không có vành tai âm thanh vẫn lọt vào được. Thế nhưng rõ ràng có vành tai âm thanh sẽ tập trung hơn. Đôi khi cần nghe rõ người ở xa gọi, ta thường có thói quen dùng hai tay làm vành tai lớn hơn cho dễ nghe hơn là gì?
Tai của con người trung bình có thể nghe âm thanh từ 20 đến 20.000 Hz, từ tiếng thở dài của một em bé đến tiếng còi tàu. Âm thanh ở mức 20 Hertz là rất thấp, trong khi âm thanh gần 20.000 Hertz là rất cao. Tần suất thực ra là chỉ số lần chấn động sóng âm trong một giây. Số lần chấn động càng nhiều, có nghĩa là âm tần cao, thì thuộc về âm cao. Ngược lại, số lần càng nhỏ, là âm tần thấp, sẽ thuộc về âm thấp. Đối với tai của chúng ta, những âm thanh mà có thể nghe được chỉ trong một phạm vi nhất định, tức là có giới hạn cực điểm của âm cao và âm thấp. Âm tần thấp nhất mà tai người có thể nghe được là âm thanh có chấn động 16 lần trong một giây. Âm tần cao nhất là 20.000 lần trong một giây. Nếu như âm thấp ít hơn 16 lần/giây, hay hơn 20.000 lần/giây, thì tai chúng ta không nghe được. Trong phạm vi từ 16 lần/giây đến 20.000 lần/giây, phạm vi biên độ mà tai người nghe cảm thấy dễ chịu nhất là khoảng 250 lần/giây đến 4.000 lần/giây. Có lúc, bạn nghe thấy những âm thanh rất chói tai, tức là âm thanh đó đã vượt qua phạm vi này rồi.
Sóng âm thanh được vành tai hướng tập trung vào trong tai làm rung màng nhĩ và 3 miếng xương nhỏ.
Màng nhĩ là bộ phận cuối cùng của tai ngoài, thông qua sự rung của màng nhĩ sóng âm truyền vào tai giữa. Ở đây chúng còn được khuếch đại lên và truyền đến tai trong qua cửa sổ bầu dục và thông với vòm họng qua ống Eustache, tạo điều kiện cho màng nhĩ rung động bình thường do áp suất hai bên ít chênh lệch nhau. Ba miếng xương của tai giữa có liên quan đến màng nhĩ và đóng vai trò truyền rung động của màng nhĩ tới tai trong theo kiểu đòn bẩy đến một cái màng bịt cửa sổ bầu đục.
Tai trong là bộ phận cuối cùng của tai, nơi có bộ thụ cảm âm thanh của thần kinh thính giác. Sóng âm cơ học đến cửa sổ bầu dục được truyền vào tai trong, vào một chất lỏng gọi là ngoại dịch, truyền đến màng Reissner, màng đáy và tới cửa sổ tròn. Các rung động đó được biến thành dòng điện tế bào, phát sinh sự hưng phấn của tế bào thần kinh thính giác qua bộ phận cảm nhận đặc biệt. Xung động điện đó được truyền về não có tần số như tần số sóng âm làm ta phân biệt được các loại âm thanh khác nhau. Hơn nữa do có hai tai nhân biết từ hai hướng khác nhau truyền hưng phấn về não ở hai trung tâm khác nhau của thần kinh thính giác nến ta cảm nhận được âm thanh nổi. Thật tiếc cho ai bị hỏng một tai, họ không được nghe âm thanh nổi và khó đoán biết hướng sóng âm. Nếu có ai gọi họ từ đằng sau họ cứ quay đầu sang trái, sang phải để tìm kiếm. Cho nên ta càng cần gìn giữ những gì chúng ta có được qua hàng triệu năm cải tiến và duy trì của cơ thể đã tạo nên.
Các tin khác
-
Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C
Tại một số nước như Ấn Độ, Pakistan,… những đợt nắng nóng đỉnh điểm không những gây cản trở trong sinh hoạt, thiếu nước và ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng là tăng mức tử vong do nắng nóng. -
Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã chỉ ra rằng thực vật cũng cảm thấy hoảng loạn khi có trời mưa gió to. -
Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo
Nếu thân nhiệt bị hạ vượt quá giới hạn cho phép thì con người bắt đầu thể hiện những hành vi kỳ quái như tự lột bỏ quần áo đang mặc trên người, tự “đào hang’ trước khi trở lên mất ý thức hoàn toàn. -
Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát
Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. -
Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao cửa sổ máy nay luôn có dạng hình bầu dục chứ không phải là hình vuông hay hình chữ nhật? Vậy sao cửa sổ máy bay lại được thiết kế như vậy? -
Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái
Bạn có để ý thấy khi chúng ta di chuyển từ nhà ga lên máy bay bạn luôn được hướng dẫn đi vào từ cửa bên trái của máy bay ngay cả khi đi xuống máy bay cũng thế. -
Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?
Theo con số thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết khoảng 80% số người chết vì đuối nước là nam giới. -
Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. -
Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc
Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, bạn đã từng rất ngạc nhiên về khả năng uốn dẻo của các nghệ sĩ. Vậy tại sao con người lại có khả năng uốn dẻo khó đến mức không thể tin được? -
Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?
Bạn đã từng có suy nghĩ tại sao một số người chỉ cần vài nét phác họa là có thể tạo nên một bức tranh sống động nhưng lại có một số người mất hàng giờ đồng hồ vẽ đi vẽ lại mà vẫn chưa hoàn chỉnh được bức tranh.