Sử dụng tạ đeo chân khi tập luyện mang lại hiệu quả bất ngờ

11/28/2020 3:18:00 PM
Tạ đeo chân được sử dụng trong các bài tập thể dục như chạy bộ, tập xà đơn, tập xà kép, võ thuật…Nhiều người sử dụng tạ chân để tăng độ khó cho bài tập, đạt được kết quả tập luyện tốt hơn.

 

Tạ đeo chân là một dụng cụ tập luyện còn khá mới lạ với nhiều người. Mặc dù nhìn khá đơn giản, gọn nhẹ nhưng tạ đeo chân lại cực kỳ hữu dụng. Vậy tạ đeo chân khi tập luyện mang lại những lợi ích gì?

Tạ đeo chân được sử dụng trong các bài tập thể dục như chạy bộ, tập xà đơn, tập xà kép, võ thuật…Nhiều người sử dụng tạ chân để tăng độ khó cho bài tập, đạt được kết quả tập luyện tốt hơn. Nhưng làm thế nào để chọn được tạ đeo chân phù hợp với bản thân, cách sử dụng như nào mới đúng chuẩn thì nhiều người chưa nắm rõ.

Tạ đeo chân là gì?

Tạ đeo chân là một dụng cụ tập luyện được thiết kế đặc biệt khác với những loại tạ tập thông thường. Những loại tạ tập luyện thường được thiết kế cầm tay mà tạ đeo chân được đeo (buộc) vào phần chan của người tập để tăng độ nặng cho bài tập luyện thể thao.

Khi sử dụng tạ đeo chân trong các bài tập luyện sẽ làm cho đôi chân vận động khó khăn hơn, sử dụng nhiều sức lực hơn từ đó đạt được hiệu quả tốt hơn, đôi chân được săn chắc, nâng cao sức khỏe cũng như tăng sức bền.

Cấu tạo của tạ đeo chân

Tạ đeo chân được sản xuất theo đôi, sử dụng cho cả hai chân. Tạ đeo chân bao gồm:

+ Phần túi đựng hoặc vỏ tạ: Phần này để gắn thanh tạ, chứa tạ và các bộ phận để đeo vào chân

+ Phần tạ (một bộ tạ thường có trọng lượng từ 1-4kg)

Tạ đeo chân đúng như tên gọi của chúng là một miếng tạ bọc đệm được đeo quanh cổ chân khi tập luyện hay tham gia các môn thể thao. Tạ đeo chân giúp người tập tăng thể lực, tăng sức bền, giúp đôi chân sử dụng lực nhiều hơn, tăng dộ dẻo dai, kích thước của cơ bắp chân và cơ đùi, cơ mông.

Tạ đeo chân mang lại những lợi ích gì khi tập luyện

Chân săn chắc hơn

Khi tập luyện những bài tập chân có sử dụng thêm tạ, cơ chân của người tập phải hoạt động nhiều hơn so với lúc không đeo tạ chân và điều này giúp phần bắp chân săn chắc hơn.

Tăng sức bền

Khi sử dụng tạ đeo chân để tập luyện việc tăng thêm trọng lượng cơ thể khiến người tập thể thao phải sử dụng năng lượng nhiều hơn từ đó sẽ giúp tăng sức bền. Khi đã quen với mức độ vận động khi sử dụng kết hợp tạ đeo chân, người tập cảm thấy nhẹ nhàng, di chuyển nhanh hơn khi không đeo tạ. Vì những lợi ích tuyệt vời này mà các vận động viên, người tập các môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền, điền kinh,…thường sử dụng tạ chân khi tập luyện.

Thích nghi tốt hơn

Sử dụng tạ đeo chân giúp cho đôi chân của bạn chuyển động linh hoạt hơn, đa dạng hóa các bài tập chân từ đó nâng cao độ nhạy, dẻo dai, phản xạ của đôi chân.

Đốt nhiều calorie hơn, giảm mỡ thừa

Chân được đeo tạ sẽ phải dùng thêm lực điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể của chúng ta tiêu hao năng lượng nhiều hơn, cơ bắp nóng nhanh hơn và đốt cháy calorie hơn và đem lại hiệu quả giảm cân nhanh hơn.

Tác động lên phần cơ bụng

Không chỉ giúp đôi chân săn chắc, tăng sức bền mà tạ đeo chân còn giúp cơ bụng của người tập trở lên săn chắc hơn. Những bài tập đòi hỏi người tập phải vận dụng tối đa cơ bụng và giữ thẳng lưng trong suốt quá trình tập.

Hỗ trợ tập luyện dưới nước

Tạ đeo chân không chỉ tác dụng với các vận động viên võ thuật, tập thể hình mà rất có lợi cho những vận động viên, người tập lơi lội. Khi tập luyện bơi lội các vận động viên sử dụng tạ đeo chân để kích thích cơ bắp phát triển, tăng tốc độ bơi dưới nước, sức bền mà không gây hại cho các khớp và cổ chân, mà còn cải thiện sức mạnh của các bộ phận này.

Nhược điểm của tạ đeo chân

Nếu lạm dụng tạ đeo chân quá nhiều, quá lâu có thể gây ra các vấn đề về xương khớp. Do đó, khi sử dụng tạ đeo chân khi tập luyện chúng ta không nên chạy hoặc đi bộ quá lâu khi đeo tạ. Đối với những người thừa cân, béo phì cân cũng không được khuyến khích tập cùng dụng cụ này do sẽ gây áp lực lực lớn lên đầu gối và hông gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cách sử dụng ta đeo chân đúng

Vị trí mang tạ đeo chân:

Theo các huấn luyện viên kinh nghiệm nên đeo tạ đeo chân ở phần mắt cá chân hoặc lùi lên trên ống đồng một chút.

Cách sử dụng tạ chân

+ Với những người mới đeo tạ đeo chân nên chọn trọng lượng tạ vừa phải, phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể và sau khi đã quen có thể tăng dần trọng lượng của tạ lên.

+ Sau khi chọn lựa trọng lượng tạ phù hợp hãy cột chắc chắn tạ đeo chân lên những vị trí ở trên chân.

+ Khi tập luyện chỉ nên đeo tạ chân khoảng 20-30 phút/buổi tập và tập đều đặn 3-4 buổi/tuần. Việc này giúp cho cơ thể tránh bị tổn thương, phát huy được tác dụng của tạ đeo chân.

Sau khi tập nên tháo tạ chân khỏi chân và để ngăn ngắp đúng nơi quy định, tránh làm bị thương người khác do đá phải tạ.

Cách chọn tạ đeo chân chuẩn nhất

Hiện nay, trên thị trường các dụng cụ tập luyện thể thao tạ đeo chân được bán với nhiều mẫu mã, giá cả, chất lượng khác nhau. Để chọn được tạ đeo chân phù hợp với mình người mua hãy lưu ý những điều dưới đây:

Chất liệu túi đựng tạ:

Khi chọn mua túi đựng tạ nên chọn túi được may chắn chắn, khi gắn thanh tạ không bị rơi ra ngoài, phần dây buộc đảm bảo, có thể điều chỉnh dễ dàng, có khóa dán.

Lõi ta đeo chân:

Một số mẫu tạ đeo chân sử dụng cát để tăng trọng lượng nhưng sau một thời gian sử dụng phần cát bên trong sẽ bị rỉ ra bên ngoài, làm tạ nhẹ đi. Do đó, cách tốt nhất hãy chọn lõi tạ làm từ thanh kim loại. Bởi những lõi tạ này có độ bền cao hơn, có thể điều chỉnh trọng lượng tạ dễ dàng.

Chọn khối lượng tạ:

Trọng lượng tạ đeo chân thường nặng từ 1-4kg/đôi, với những người mới tập nên sử dụng tạ nhẹ từ 1-2kg và sau đó tăng dần trọng lượng tạ để có kết quả tốt hơn.

Cường độ tập cùng tạ đeo chân như thế nào là hợp lý?

Ngày thứ nhất: Hãy tập với tạ trong vòng 5 phút

Ngày thứ hai: Nghỉ ngơi

Ngày thứ ba: Hãy tiếp tục tập với tạ đeo chân, nhưng tập trong 7 đến 10 phút thay vì giữ nguyên thời lượng như ngày đầu.

Khi tập luyện chỉ nên đeo tạ chân khoảng 20-30 phút/buổi tập, tập đều đặn 3-4 buổi/tuần.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác